Dự án: “Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ nghiên cứu và phát triển ứng dụng tế bào gốc tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam”

I. Thông tin chung
Tên dự án: Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ nghiên cứu và phát triển ứng dụng tế bào gốc tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Chủ nhiệm dự án: PGS. TS. Chu Hoàng Hà, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học
Cơ quan chủ đầu tư: Viện Công nghệ sinh học
Cơ quan chủ quản đầu tư: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Thời gian thực hiện : 2017 – 2021
Địa điểm thực hiện: Khu nghiên cứu triển khai công nghệ Cổ Nhuế, phường Cổ Nhuế II, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội
Văn bản pháp lý dự án :
+ Quyết định số 717/QĐ-VHL ngày 15/5/2017 do Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phê duyệt dự án: "Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ nghiên cứu và phát triển ứng dụng tế bào gốc tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam"
+ Quyết định số 969/QĐ-VHL ngày 14/6/2019 và số 1803/QĐ-VHL ngày 28/10/2020 của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam về việc phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện dự án.

II. Mục tiêu của dự án
1. Mục tiêu chung của dự án
Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ nghiên cứu và phát triển ứng dụng tế bào gốc tại Viện Công nghệ sinh học - Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam.

2. Mục tiêu cụ thể
 Lắp đặt hệ thống phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc
 Thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu: nghiên cứu in vitro, in vivo, và ex vivo với mục đích tìm hiểu về cơ chế sinh học và bệnh học, biểu hiện gene và protein trong các dòng tế bào và tạo các mô hình thử nghiệm các hoạt chất mới.
 Nghiên cứu triển khai thử nghiệm ứng dụng các sản phẩm tế bào gốc.
 Tăng cường trang thiết bị cho Phòng thí nghiệm tế bào gốc.
III. Tóm tắt nội dung đầu tư
Dự án tập trung triển khai theo các nội dung sau:
Nội dung 1: Xây dựng cụm phòng thí nghiệm NCUD công nghệ Tế bào gốc tại Khu nghiên cứu và triển khai công nghệ Cổ Nhuế (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) phường Cổ Nhuế 2, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Nội dung 2: Tiếp nhận chuyển giao công nghệ nghiên cứu về tế bào gốc: đào tạo và chuyển giao công nghệ tại Hàn Quốc và tại Việt Nam cho 5 cán bộ nghiên cứu của Viện Công nghệ sinh học các quy trình liên quan đến xử lý tế bào gồm:
- Trước khi vận hành phòng sạch:
+ Làm sạch CPC - theo hướng dẫn GMP.
+ Cài đặt CPC - Quá trình vận hành.
+ Quản lý đồ đã được khử trùng.
+ Quản lý tiêu hao quy trình tế bào.
+ Quản lý tiêu hao Q.C.
+ Hiệu chỉnh thiết bị phân tích Mycoplasma, thiết bị nội độc tố endotoxin, FACS.
- Thực hành quá trình nuôi cấy tế bào gốc:
+ Phân tách mỡ, phân hóa enzyme.
+ Hướng dẫn vận hành tách biệt SVF.
+ Thu thập, đếm tế bào gốc và nuôi cấy tế bào giai đoạn ban đầu.
+ Môi trường nuôi cấy và kiểm soát chất lượng.
+ Đếm tế bào, khả năng sống, thu hoạch tế bào gốc.
+ Bảo quản lạnh tế bào gốc.
+ Rã đông, nuôi cây tế bào gốc và đóng gói tế bào gốc.
+ Thực hành xử lý bình đựng nuôi cấy.
+ Sản xuất số lượng lớn tế bào gốc.
+ Điều kiện vận chuyển tế bào gốc.
- Thực hành kiểm soát chất lượng tế bào gốc:
+ Kiểm tra Mycoplasma.
+ Kiểm tra nội độc tố (endotoxin).
+ Kiểm tra các hạt không khí - Giám sát môi trường (phòng sạch).
+ Kiểm tra bề mặt (vi khuẩn, nấm) - Giám sát môi trường.
+ Kiểm tra các hạt sống không khí sống - Giám sát môi trường.
+ Phân tích FACS - Phân tích sự thuần khiết của TBG.
+ Biệt hóa tế bào gốc và nhuộm tế bào biệt hóa.
+ Phương pháp đào thải vi khuẩn, nấm.
+ Kiểm duyệt thuốc khử trùng, kiểm duyệt sự vô trùng.
+ Kiểm tra môi trường - 3 dạng.
+ Quản lý nước - Phân tích TOC, kiểm duyệt sự tẩy rửa.
+ Phân tích dư lượng Cô-la-gen, trypsin
- Sử dụng trang thiết bị:
+ Hướng dẫn thiết bị, điều khiển hệ thống giám sát.
+ Quản lý đơn vị kiểm soát không khí, bộ lọc HEPA.
+ Phương pháp làm sạch thiết bị xử lý tế bào.
+ Quản lý thiết bị xử lý Q.C, khí LN2, CO2.
- Vệ sinh cá nhân:
+ Kiểm tra bề mặt tay, quần áo (vi khuẩn, nấm).
+ Kiểm tra điều kiện sức khỏe.
+ Quy định GMP - Kiểm tra vệ sinh cá nhân.
- Các công việc khác:
+ Danh sách kiểm tra hàng ngày với trang thiết bị.
+ Quản lý giặt ủi.
+ Đào tạo làm sạch thiết bị và vòng tuần hoàn làm sạch.
+ Đào tạo vòng tuần hoàn làm sạch và cách làm sạch thiết bị.
+ Danh sách kiểm tra sức khỏe nghiên cứu viên.
Nội dung 3: Đầu tư mua sắm trang thiết bị khoa học chuyên ngành và thiết bị phụ trợ thí nghiệm bao gồm các thiết bị phục vụ cho NCUD Tế bào gốc, nhóm thiết bị hỗ trợ phòng thí nghiệm, nhóm phương tiện làm việc, vật tư hóa chất phục vụ vận hành thử ban đầu, vv.

Một số hình ảnh của Dự án sau khi hoàn thành:

3

24

28

30

35

39

40

43

52

57

Danh sách các thiết bị được đầu tư của dự án: Xem chi tiết tại đây