Thông tin luận án NCS. Nguyễn Tiến Dũng

  • Tên đề tài luận án: Nghiên cứu xác định hệ phosphoprotein và hệ protein tiết của tế bào lympho T người bằng các kỹ thuật proteomic.
  • Chuyên ngành: Hóa sinh học Mã số: 62 42 01 16
  • Họ và tên Nghiên cứu sinh: Nguyễn Tiến Dũng
  • Họ và tên cán bộ hướng dẫn: TS. Joaquin Abian Moñux

GS. TS. Phan Văn Chi

  • Cơ sở đào tạo: Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Đã góp phần cập nhật cơ sở dữ liệu LymPHOS, cơ sở dữ liệu đầu tiên và đầy đủ nhất về hệ phosphoprotein của tế bào Lympho T người.
2. Lần đầu tiên hệ phosphoprotein của tế bào Jgamma1 được xác định. Hơn 200 vị trí phosphoryl hóa mới từ cả 2 dòng tế bào (Jurkat E6.1 và Jurkat gamma1) đã được phát hiện khi so sánh với cơ sở dữ liệu PhosphositePlus. Nghiên cứu phosphoproteomic định lượng của 2 dòng tế bào này cho thấy vai trò quan trọng của PLCγ1đối với quá trình phosphoryl hóa protein cũng như chu trình tín hiệu tế bào T.
3. Đã xác định được 4 vị trí phosphoryl hóa mới có độ tin cậy cao của LCK ở tế bào Jurkat T. Trong đó, Ser-121 có thể liên quan đến vai trò của LCK ở các quá trình khác bên cạnh sự kích hoạt các tín hiệu sớm của chu trình tín hiệu tế bào T ở màng tế bào.
4. Lần đầu tiên hệ phosphoprotein tiết của dòng tế bào Jurkat E6.1 được xác định với 125 phosphoprotein. Trong đó, 5 protein có chứa vị trí phosphoryl hóa thay đổi trong điều kiện hoạt hóa của tế bào với PMA/ionomycin được xác định gồm có: PA2G4, ALDOA, THRAP3, DOCK2, và stathmin.

Thông tin luận án NCS. Huỳnh Hoàng Như Khánh

  • Tên đề tài: Nghiên cứu sàng lọc và đặc tính của O-glycoside hydrolase từ động vật không xương biển Việt Nam.
  • Chuyên ngành: Hóa sinh học Mã số: 62 42 01 16
  • Họ và tên Nghiên cứu sinh: Huỳnh Hoàng Như Khánh
  • Họ và tên cán bộ hướng dẫn: 1. PGS. TS. Lê Quang Huấn

2. PGS. TS. Bùi Minh Lý

  • Cơ sở đào tạo: Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Đây là luận án đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu về O-glycoside hydrolase từ động vật không xương biển.
2. Đã sàng lọc hoạt tính O-glycoside hydrolase bao gồm laminaranase và fucoidanase từ 86 mẫu động vật không xương biển Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự có mặt đa dạng của các enzyme thuộc nhóm O-glycoside hydrolase trong động vật không xương biển, 79,3% số mẫu thuộc lớp hai mảnh vỏ Bivalvia có hoạt tính thủy phân fucoidan từ rong Fucus evanescens, 41,9% các mẫu thuộc lớp chân bụng Gastropoda có hoạt tính laminaranase.
3. Đã tách chiết và tinh sạch được hai enzyme thuộc nhóm O-glycoside hydrolase: endo-1→4-fucoidanase LsFuc50 từ gan tụy ốc tay quéo Lambis sp. và endo-1→3-glucanase TcLam39 từ gan tụy ốc mặt trăng Turbo chrysotomus.
4. Đã xác định đặc tính xúc tác của hai enzyme thu được: LsFuc50 hoạt động tối ưu tại pH 5,2 và 45oC, hằng số Km đối với cơ chất fucoidan là 1,3 mg/ml; TcLam39 hoạt động tối ưu tại pH 6, nhiệt độ thủy phân tối ưu trong khoảng 30 - 40oC, hằng số Km đối với cơ chất laminaran của enzyme là 0,25 mg/ml.
5. Đã điều chế và thu nhận 3 oligo fucoidan bằng cách sử dụng enzyme LsFuc50 xúc tác sự thủy phân fucoidan từ rong Fucus evanescens, hiệu suất thu nhận các oligo fucoidan có khối lượng phân tử thấp là 73% so với tổng khối lượng sản phẩm. Cấu trúc hóa học của 3 loại oligo-fucoidan cũng đã được công bố trên thế giới

Thông tin luận án NCS. Nguyễn Thanh Trà

  • Tên đề tài luận án: "Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của hai cây Vót dạng cơm cháy (Viburnum sambucinum Ex Blume) và Lọ nồi Hải Nam (Hydnocarpus hainanensis Merr.) ở Việt Nam".
  • Chuyên ngành: Hóa sinh học Mã số: 62 42 01 16
  • Họ và tên Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thanh Trà
  • Họ và tên cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Cường- Viện Hóa sinh biển

TS. Đỗ Thị Thảo-Viện Công nghệ sinh học

  • Cơ sở đào tạo: Viện Công nghệ sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

  1. Đã nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây Vót dạng cơm cháy, lá và quả cây Lọ nồi Hải Nam. Kết quả phân lập được 36 hợp chất trong đó có 7 hợp chất có cấu trúc hóa học mới. Đặc biệt các hợp chất triterpenoid nordammarane VS1*-VS5 phân lập từ lá cây Vót dạng cơm cháy là lớp chất ít gặp trong tự nhiên.
  2. Đã đánh giá hoạt tính gây độc tế bào mô hình 2D của 2 loài thực vật trên. Kết quả xác định được 12 hợp chất có hoạt tính, trong đó 2 hợp chất VS3 và VS5 có hoạt tính mạnh trên cả 4 dòng tế bào ung thư (KB, HepG2, Lu1 và MCF7) với IC50 4,71±0,03-5,35±0,04 µM.
  3. Đã đánh giá khả năng kháng u mô hình 3D của 2 hợp chất VS3 và VS5 trên dòng tế bào ung thư phổi LLC. Kết quả cả 2 hợp chất này vẫn thể hiện khả năng gây độc mạnh tế bào LLC với IC50 cao hơn khoảng từ 3-5 lần so với trên mô hình 2D.
  4. Đã bước đầu thăm dò khả năng cảm ứng apoptosis của 2 hợp chất VS3, VS5. Kết quả cho thấy hình thái nhân tế bào KB thay đổi không đáng kể và ADN tổng số không có hiện tượng đứt gãy đặc trưng dạng apoptosis.
  5. Đã đánh giá khả năng ức chế hệ enzyme HDAC của hai hợp chất VS3 và VS5. Kết quả cho thấy VS3 có hoạt tính ức chế HDAC yếu còn VS5 không có hoạt tính ở nồng độ 25 M.
  6. Đã đánh giá khả năng chống gốc tự do của các chất phân lập từ 2 loài thực vật này trên hệ DPPH. Kết quả cho thấy các hợp chất flavonoid đóng vai trò chủ đạo gây nên hoạt tính chống oxy hóa của hai loài thực vật này.