Thông tin luân án NCS. Đào Thị Sen

  • Tên đề tài luận án: Nghiên cứu biểu hiện gen GP5 của virus gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS) trên tế bào thuốc lá và hạt đậu tương.
  • Chuyên ngành: Di truyền học Mã số: 62 42 01 21
  • Họ và tên Nghiên cứu sinh: Đào Thị Sen
  • Họ và tên cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Chu Hoàng Hà - Viện Công nghệ sinh học

TS. Nguyễn Tường Vân - Viện Công nghệ sinh học

  • Cơ sở đào tạo: Viện Công nghệ sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Đã phát triển thành công hai hệ thống vector chuyển gen thực vật nhằm tăng cường mức độ biểu hiện kháng nguyên GP5 của virus PRRS: vector pHSP-TMV-LTB-GP5 biểu hiện GP5 kết hợp với LTB của E. coli được điều khiển bởi promoter cảm ứng nhiệt HSP 18.2 và virus khảm thuốc lá (TMV), vector pPhaso-LTB-GP5 biểu hiện GP5 cùng LTB đặc hiệu trong hạt dưới sự điều khiển của promoter β-phaseolin.

2. Đã tạo được 20 dòng tế bào thuốc lá BY-2 mang cấu trúc gen chuyển GP5 dưới sự điều khiển của promoter HSP cùng yếu tố virus TMV và 10 dòng thuốc lá, 13 dòng đậu tương từ giống ĐT 26 mang cấu trúc gen chuyển GP5 dưới sự điều khiển của promoter β-phaseolin.

3. Mức độ biểu hiện của protein tái tổ hợp GP5 đã được tăng cường, đạt mức 3,4% protein hòa tan tổng số (TSP) ở tế bào thuốc lá BY-2 và 2,2% TSP trong hạt thuốc lá.

4. Đã chứng minh được protein GP5 biểu hiện trong tế bào thuốc lá BY-2 khi sử dụng qua đường miệng có khả năng kích thích sinh kháng thể đặc hiệu kháng GP5 ở lợn thí nghiệm.

Thông tin luân án NCS. Vũ Thị Quyên

  • Tên đề tài luận án: Nghiên cứu hoạt tính sinh học một số hợp chất ngoại bào của xạ khuẩnphân lập từ vùng biển Đông Bắc bộ và miền Trung Việt Nam
  • Chuyên ngành: Hóa sinh học Mã số: 62 42 01 16
  • Họ và tên Nghiên cứu sinh: Vũ Thị Quyên
  • Họ và tên cán bộ hướng dẫn: 1. PGS.TS. Phạm Việt Cường - Viện NCKH miền Trung

2. PGS. TS, Habil. Phạm Văn Cường - Viện Hóa sinh biển

  • Cơ sở đào tạo: Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Đã xác định được 105/130 chủng vi sinh vật phân lập từ vùng biển Đông Bắc bộ và miềnTrung Việt Nam có hoạt tính kháng ít nhất 1 chủng vi sinh vật kiểm định, trong đó có 3 chủng (G 017, G019 và G043) thể hiện hoạt tính kháng chủng vi khuẩn lao H37Rv.

2. Đã định danh được 10 chủng xạ khuẩn đến chi có hoạt tính đối kháng vi sinh vật kiểm định cao nhất dựa trên phân tích hình thái và sinh học phân tử.

3. Đã xác định được 1 hoạt chất là bis(2-ethylhexyl) adipate (G043-12) có hoạt tính kháng lao, 3 hợp chất mới là 3,4-dihydroxy- 6,7-dimethyl- quinoline-2- carboxylic (G019-1), 2-[(5- methyl-1,4- dioxan-2- yl)methoxy]ethanol (G019-2),2-[(2R-ydroxypropanoyl)amino]benzamide (G057-1), và 2 chất mới lần đầu tiên được tách chiết từ tự nhiên là 3,3'-bis- indole (G057-2), 3-acetyl- 4-hydroxycinnoline (G057-3) có hoạt tính kháng vi khuẩn và nấm kiểm định trong số 44 hợp chất đã được tách chiết và xác định cấu trúc hóa học.

Thông tin luận án NCS.Trịnh Thị Hương

Tên đề tài luận án: Nghiên cứu chuyển gen tạo rễ tơ sâm ngọc linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) làm vật liệu cho nuôi cấy sinh khối

Chuyên ngành: Sinh lý học thực vật Mã số: 62 42 01 12

Họ và tên Nghiên cứu sinh: Trịnh Thị Hương

Họ và tên cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Dương Tấn Nhựt

PGS.TS. Chu Hoàng Hà

Cơ sở đào tạo: Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Đã hoàn thiện được quy trình chuyển gen tạo rễ tơ sâm ngọc linh qua trung gian vi khuẩn A. rhizogenes chủng ATCC 15834. Tỷ lệ mẫu tạo rễ tơ trung bình là 39,81%, trong đó tỷ lệ

mẫu dương tính với gen rolB và rolC là 11,90%.

2. Đã thu nhận được 4 dòng rễ tơ sinh trưởng ổn định và xác định được môi trường thích hợp cho sự sinh trưởng của các dòng rễ tơ này là: môi trường SH có bổ sung 50 g/l sucrose, pH

= 5,8 - 6,1; các bình nuôi cấy đặt trong tối, ở nhiệt độ 25 o C.

3. Đã xác định được elicitor thích hợp bổ sung vào môi trường nuôi cấy giúp kích thích gia tăng khả năng tích luỹ saponin của các dòng rễ tơ là: Salicylic acid (SA) và Abscisic acid

(ABA). Tổng hàm lượng saponin chính thu được trên toàn bộ sinh khối khô của rễ tơ nuôi cấy ở môi trường có bổ sung 20 µ/l SA và 1 mg/l ABA tăng lên tương ứng là 2 lần và 3,9

lần.

4. Đã so sánh khả năng sinh trưởng, tích luỹ saponin và hình thái cấu trúc giữa rễ tơ và rễ bất định, so sánh được những ưu điểm của rễ tơ so với rễ bất định sâm ngọc linh.