Lĩnh vực nghiên cứu

Hoạt động nghiên cứu khoa học của Phòng Miễn dịch học chủ yếu tập trung vào các hướng chính sau:

  1. Miễn dịch trong nghiên cứu chẩn đoán và điều trị các bệnh cho người và động vật ở mức độ tế bào (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng…) và phân tử (gen, protein, enzyme…).

  2. Chẩn đoán, giám định và xác định loài gây bệnh của các bệnh động vật nuôi, bệnh chung người và động vật, bệnh động vật lây sang người sử dụng các phương pháp sinh học phân tử và nghiên cứu phát triển, xây dựng các bộ kit chẩn đoán đơn và đa năng.

  3. Tiếp tục phát huy kế thừa của các nghiên cứu về miễn dịch học, virus học, công tác nghiên cứu và thử nghiệm vaccine, các hợp chất thiên nhiên phòng chống bệnh.

  4. Định hướng nghiên cứu và thử nghiệm vaccine thế hệ mới: vaccine dưới nhóm (kháng nguyên tái tổ hợp), vaccine tái tổ hợp có vector dẫn truyền, vaccine DNA.

  5. Định hướng nghiên cứu và thử nghiệm các phương pháp có hiệu quả trong chẩn đoán nhanh, phòng trừ các tác nhân nguy hiểm cho động vật và người có thể bị sử dụng trong chiến tranh sinh học.

  6. Từng bước xây dựng chương trình và hợp tác nghiên cứu về đa dạng sinh học động vật bậc thấp trên cơ sở sinh học phân tử gen và hệ gen ty thể, cũng như các chỉ thị phân tử khác và là hướng rất lâu dài hợp tác với các cơ quan trong và ngoài nước.

  7. Hợp đồng hợp tác khoa học nhằm tranh thủ nguồn tài trợ quốc tế theo yêu cầu của nước ngoài, với các nội dung chủ yếu về sinh học phân tử gen và hệ gen từ các tổ chức như Tổ chức Y tế thế giới (WHO/TDR), Tổ chức Wellcome Trust (Khối thịnh vượng chung), các Quỹ tài trợ phi chính phủ, các Hội chuyên môn.

  8. Thực hiện đề tài cấp Nhà nước liên quan đến công nghệ sinh học miễn dịch và vaccine, định hướng nghiên cứu vector vaccine và kích ứng miễn dịch.

  9. Hợp tác đề tài nhánh Nhà nước, đề tài nhánh cấp ngành, cấp Bộ, triển khai ứng dụng với các cơ quan nghiên cứu trong nước với Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị khác.

  10. Định kỳ hoạt động chuyên môn: seminar, bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng, ngoại ngữ, tham gia đào tạo huấn luyện trong và ngoài nước; tăng cường hợp tác giảng dạy và đào tạo với các cơ sở trong và ngoài nước.

Một số nghiên cứu khác

  1. Nghiên cứu virus gây Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS, tai xanh).

  2. Nghiên cứu virus