Công trình khoa học

Các đề tài, dự án đã chủ trì trong năm 2003-2008

Đề tài cấp Nhà nước

1.Nghiên cứu các chất có hoạt tính sinh học từ vi sinh vật biển (Đề tài nhánh cấp nhà nước KC-09-06-10, 2007- 2008), KP: 150 triệu đồng.

2.Điều tra một số chỉ tiêu sinh học góp phần khoanh vùng núi trống, đồi trọc ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam (Đề tài thuộc chương trình Điều tra cơ bản , 2002 – 2004), KP. 450 triệu đồng.

3.Nghiên cứu tuyển chọn vi sinh vật biển sinh các chất có hoạt tính sinh học (kháng khuấn, kháng nấm…) phân lập từ biển Việt Nam ứng dụng làm nguyên liệu thuốc và thức ăn bổ xung (KHCB 2006-2008, Mã số: 6 108 06), KP. 120 triệu đồng

4.Nghiên cứu  hệ vi khuẩn lactic khu trú ở động vật: Đa dạng sinh học và  định hướng ứng dụng, ( KHCB 2006-2008, Mã số:  6.119.06), KP: 150 triệu đồng.

5.Tách dòng các gen mã hóa enzym bền nhiệt (xenlulaza, lignhinaza) từ các chủng vi khuẩn ưa nhiệt phân lập tại các suối nước nóng ở Việt Nam (KHCB 2006-2008, Mã số:  6 136 06) KP: 150 triệu.

6.Nghiên cứu vi khuẩn dạ dày kỵ khí của các bệnh nhân Việt Nam bị viêm teo dạ dày có nhiễm Helicobacter polyori, (KHCB 2006-2007, Mã số:  6 109 06), KP. 80 triệu đồng.

7.Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn khử sunphat có hoạt tính xelulaza ứng dụng trong xử lý rác thải (KHCB 2003-2005, Mã số:  61 05 03), KP: 65 triệu đồng.

8.Đa dạng sinh học, khả năng sinh bacteriocin và tính chất probiotic của hệ vi khuẩn lactic đường tiêu hóa của động vật (gà),  (KHCB 2004-2005, Mã số: 62 05 04), KP: 60 triệu đồng.

9.Các yếu tố di truyền liên quan với xu hướng phát triển ung thư¬ của người nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori ở Việt Nam (KHCB 2004-2005, Mã số: 64 15 04), KP: 50 triệu đồng.

10.Điều tra tính đa dạng và sự phân bố của nhóm nấm men biển có khả năng tổng hợp các chất hoạt tính sinh học ở vùng biển khơi và hải đảo Việt Nam. (KHCB 2004-2005, Mã số:63 29 04), KP: 60 triệu đồng.

11.Tuyển chọn các chủng VSV phân hủy màng polymer sinh học (xenlulo-axetat và tinh bột-axetat) và vật liệu composite gia cư¬ờng bằng sợi thực vật, (KHCB 2003-2005, Mã số: 61 01 03), KP: 55 triệu đồng.

12.Ứng dụng phương pháp sinh học phân tử, kết hợp với phương pháp vi sinh truyền thống để tuyển chọn các chủng vi nấm diệt côn trùng phân lập ở Việt Nam. (KHCB 2004-2005, Mã số: 64 06 04), KP: 40 triệu đồng.

13. Tuyển chọn chủng vi nấm diệt côn trùng (nhóm Hyphomycetes) từ những vùng đất thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thuốc bảo vệ thực vật hóa học và nghiên cứu tính đa dạng sinh học của chúng (KHCB 2001-2003, Mã số: 61 48 01) KP 2003: 15 triệu đồng.

14.Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong nghiên cứu một số yếu tố gây bệnh lý của vi khuẩn Helicobacter pylori, (KHCB 2001-2003, Mã số: 64 07 01) KP 2003: 20 triệu đồng.

15.Nghiên cứu các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ (cellulose, prôtein…) trong điều kiện nước biển. (KHCB 2001-2003, Mã số: 62 24 01) KP 2003: 20 triệu đồng.

16. Đặc tính hóa phân tử bacteriocin và chủng sản của chúng (KHCB 2001-2003), KP 2003: 20 triệu đồng

17. Phân loại vi sinh vật đất đồi dựa trên kiểu hình và kiểu gen (KHCB 2001-2003), KP 2003: 25 triệu đồng

Các đề tài cấp Bộ

1. Ứng dụng công nghệ vi sinh vật để cải tạo đất và xây dựng mô hình nông nghiệp sinh thái bền vững cho vùng chuyên canh rau (Cấp Viện KH&CNVN 2004-2006) KP: 750 triệu đồng.

2.Nghiên cứu ảnh hưởng của sự ô nhiễm môi trường do các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản lên đa dạng sinh vật vùng đất ngập nước ven bờ Vịnh Bắc Bộ (Cấp Viện KH&CNVN 2004-2005)  KP: 250 triệu đồng.

3. Hoàn thiện và chuyển giao công nghệ sản xuất chế phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản và phát triển sinh sản đàn bò thịt cho Hà Tĩnh (Cấp Viện KH&CNVN 2006-2007) KP: 400 triệu đồng.

4. Nghiên cứu sản xuất bao bì dễ phân hủy sinh học từ polylactic trên cơ sở nguồn axit lactic tạo ra bằng phương pháp lên men vi sinh vật (Cấp Viện KH&CNVN 2007-2008) KP: 200 triệu đồng.

5. Nghiên cứu tìm nguồn nguyên liệu rẻ tiền cho việc sản xuất hiệu quả Polymer sinh học (PHB) từ chủng vi khuẩn đột biến Alcaligenes (Cấp Viện KH&CNVN 2008-2009) KP. 250 triệu đồng.

6. Hoàn thiện công nghệ lên men và thu hồi nisin từ vi khuẩn Lactococcus lactis (Cấp Viện KH&CNVN, 2005-2006) KP: 200 triệu đồng.

7. Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng nấm men Phaffia rhodozyma giầu astaxanthin làm chất màu bổ sung cho thức ăn nuôi trồng thủy sản (Cấp Viện KH&CN Việt Nam 2006-2007) KP: 250 triệu đồng.

8. Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh giữ ẩm cho đất  từ nấm men Lipomyces, góp phần phủ xanh ĐTĐT (Cấp Viện KH&CN Việt Nam 2004-2005) KP: 250 triệu đồng.

9. Nghiên cứu thiết lập phương pháp chẩn đoán tính kháng thuốc của vi khuẩn lao, (Viện KH&CN VN hỗ trợ các cán bộ nữ, 2005-2006), Kp: 60 triệu đồng.

10. Chế tạo bộ Kit sinh học nhằm phát hiện vi khuẩn Helicobacter pylori gây bệnh dạ dày (Cấp Viện KH&CN Việt Nam 2002-2003) KP. 160 triệu đồng.

Các đề tài cấp Tỉnh

1. Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng chế phẩm bảo quản hải sản đánh bắt xa bờ phục vụ cho công nghiệp chế biến (Cấp tỉnh Nam Định 2004-2005) KP: 260 triệu đồng.

2.Ứng dụng công nghệ vi sinh vật xử lý rạ làm phân bón hữu cơ bảo vệ môi trường, cải tạo đất và xây dựng mô hình nông nghiệp sinh thái bền vững cho vùng chuyên canh lúa tại tỉnh Nam Định (Cấp tỉnh Nam Định 2004-2006).

3. Nghiên cứu chẩn đoán nhanh lao đa kháng thuốc (2005), Cơ sở

Các hợp đồng nghiên cứu triển khai

1. Xây dựng dự án thu gom và chế biến rác thải sinh hoạt tại khu vực dân cư Hợp đồng khoa học với UBND thị trấn Lâm, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định:

2. Chuyển giao công nghệ sản xuất chế phẩm Vixura dùng cho xử lý rơm rạ làm phân bón và Polymic dùng cho xử lý ao nuôi tôm Hợp đồng khoa học với Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN, tỉnh Nam Định.

3. Chuyển giao quy trình ứng dụng chế phẩm Vixura dùng cho xử lý rơm rạ làm phân bón Hợp đồng khoa học với Phòng NN&PHNT Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

4. Chuyển giao công nghệ sản xuất rau an toàn bằng sử dụng các chế phẩm sinh học cho vùng chuyên canh rau Quảng Thành, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế, Hợp đồng khoa học với Phòng NN&PTNT Quảng Điền, tỉnh Thừa thiên Huế.

Các kết quả nổi bật của phòng

Các nghiên cứu của Phòng đã theo đúng hướng và đã tạo ra các sản phẩm có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn:

Tạo ra các chế phẩm vi sinh vật (Vixura, Micromix) có hoạt tính phân hủy xenluloza cao ứng dụng trong xử lý rác thải sinh hoạt, phế thải nông nghiệp. Trên cơ sở các chế phẩm trên đã chuyển giao công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt ở quy mô làng xã cho thôn Lai Xá – xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Tây, Thị trấn Lâm huyện Ý Yên Nam Định, triển khai xử lý rạ trên đồng ruộng (quy mô 75 ha trong 4 vụ ở 5 huyện của Nam Định, 30 ha tại Gia Bình Bắc Ninh) làm phân bón cải tạo đất, tăng năng suất lúa từ 5-7% .

Xây dựng mô hình ứng dụng các chế phẩm sinh học để sản xuất rau an toàn (tại Gia Lộc, Hải Dương; Quảng Điền–Thừa Thiên Huế). Kết quả thu được rất khả quan, lượng phân hóa học giảm 20-25%, năng suất rau tăng 10%, đạt chỉ tiêu cho sản phẩm an toàn, đất được cải thiện cả về tính chất cơ lý và chỉ tiêu sinh thái học.

Xây dựng thành công quy trình lên men nisin (chất bảo quản thực phẩm do L. lactic tổng hợp) ở quy mô 100l đạt năng suất 3500IU/ml. Thiết lập công nghệ thu hồi nisin trên nguyên lý hấp phụ-phản hấp phụ phụ thuộc pH, nisin thu đựơc đạt hoạt độ và độ sạch tương đương của Sigma (14.000IU/mg), nisin trong mô hình nghiên cứu mới tác động được đối với vi khuẩn Gram âm.

Trên cơ sở nghiên cứu các chỉ tiêu vi sinh vật, kết hợp với các chỉ tiêu khác, đã xây dựng khóa phân loại đất trống đồi trọc và hướng quy hoạch cải tạo vùng đất trống đồi trọc tại một số khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. Từ các chủng nấm men sinh màng nhày Lipomyces đã nghiên cứu đưa ra qui trình sản xuất chế phẩm sinh học giữ ẩm cho đất Lipomycin m. Chế phẩm đã làm tăng độ ẩm đất lên 12-16% so với đối chứng và cải thiện một số tính chất hóa lý của đất theo chiều hướng tốt. Chế phẩm đã được ứng dụng để giữ ẩm đất khô hạn và đất trống, đồi trọc.

Nghiên cứu đa dạng vi sinh vật trong các hệ sinh thái khác nhau của Việt Nam (biển, suối nước nóng…) đã thu thập được bộ sưu tập hàng trăm chủng vi sinh vật có ích. Đánh giá vai trò của các vi sinh vật này trong quá trình tự làm sạch môi trường, đề xuất các giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trong nuôi trông thủy sản. Từ các vi sinh vật biển lựa chọn được các chủng sinh các chất có hoạt tính sinh học như Astaxantin làm thức ăn bổ sung trong nuôi trồng thủy sản, các enzyme…

Phân lập tuyển chọn được tập hợp các chủng vi khuẩn lactic, trong đó có 2 chủng HN11 và HN34 sinh L (+) lactic, hiệu suất lên men đạt >85%. Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm vi khuẩn lactic bảo quản cá và quy trình công nghệ sản xuất axit L (+) lactic, dùng để tổng hợp poly- L (+) lactic và tạo chủng đột biến tổng hợp PHB cao (>50% trọng lượng tế bào) để thu nhận polymer làm bao bì dễ phân hủy sinh học.

Chế tạo bộ kit và các phương pháp sinh học phân tử xác định Helicobacter pylori gây bệnh loét dạ dày. Đã lấy hàng trăm mẫu bệnh phẩm, phân tích và đánh giá các yếu tố di truyền liên quan đến ung thư dạ dày ở những người nhiễm Helicobacter pylori. Ứng dụng các phương pháp sinh học phân tử và các phương pháp sinh hóa chuẩn đoán nhanh vi khuẩn lao kháng thuốc, xác định sự có mặt các vi sinh vật kỵ khí của các bệnh nhân Việt Nam bị viêm teo dạ dày có nhiễm Helicobacter polyori và sự khác biệt của chúng so với các loại đã được biết đến trên thế giới.
Các công trình công bố, xuất bản: Đã công bố 10 bài báo trên tạp chí quốc tế, 24 bài trong Hội nghị quốc tế, 100 bài trong tạp chí trong nước, 171 bài báo trong Kỷ yếu hội nghị trong nước (Xem chi tiết ở Phần 4, trang 265).

Các cá nhân đạt giải thưởng khoa học công nghệ

  • Tống Kim Thuần - Bằng khen tập thể do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường cấp, năm 1995.
  • Tống Kim Thuần - Giải thưởng tập thể Cố Đô Huế, năm 2003
  • Lê Thanh Bình - Giấy khen: Hiệu trưởng Trường ĐHBK Hà Nội khen thưởng thành tích hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học đạt giải nhất, năm 2007.
  • Lê Thanh Bình (đồng tác giả) - Đạt giải 3 Hội thi sáng tạo khoa học toàn quốc, năm 2002
  • Nguyễn Thế Trang - Đạt giải Nhì sáng tạo thanh niên Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, năm 2000.
  • Nguyễn Thế Trang - Đạt giải Ba lĩnh vực sinh học, hóa học Festival Tài năng Lao động Sáng tạo trẻ Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, năm 2002.

Công bố quốc tế 2014- 2018:

1. Le Van Vinh, Tran Van Lang, Le Thanh Binh and Tran Van Hoai (2015). A two-phase binning algorithm using I-mer frequency on groups of non-overlapping reads. Algorirhms for Molecular Biology 10(2): 1-12.

2. Hong Nhung Tran, Thi Ha Lien Nghiem, Thi Thuy Duong Vu, Viet Ha Chu, Quang Huan Le, Thi My Nhung Hoang, Lai Thanh Nguyen, Duc Minh Pham, Kim Thuan Tong, Quang Hoa Do, Trong Nghia Nguyen, Minh Tan Pham, Cao Nguyen Duong, Thanh Thuy Tran, Van Son Vu, Thi Thuy Nguyen, Thi Bich Ngoc Nguyen, Anh Duc Tran, Thi Thuong Trinh, Thi Thai An Nguyen (2015). Optical nanoparticles: synthesis and biomedical application. Advanced in Natural Sciences: Nanoscience and Nanotechnology 6(2): 1-14.

3. Nguyen Thuy Nga, Nguyen The Trang (2015). Influence of the fermentation of pineapple wastes with the use of Methanobacterium strains separated in Vietnam on the production of biogas from them (Russian version). Journal of Engineering Physics and Thermophysics 88(2): 380-385.

4. Julia Nikolaus, Kim Thoa Nguyen, Cornelia Virus, Jan L. Riehm, Michael Hutter, Rita Bernhardt (2017). Engineering of CYP106A2 for steroid 9- and 6-hydroxylation. Steroids 120: 41-48.

Công bố trong nước 2014- 2018:

1. Lại Thị Hồng Nhung, Trần Đình Mấn, Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Kim Thoa. (2014). Tách dòng và biểu hiện gen L-lactate oxidase của chủng Lactococcus lactis subsp, lactis VLSH-12 trong Escherichia coli. Tạp chí Công nghệ sinh học 12(4): 751-756

2. Nguyễn Kim Thoa, Bùi Thị Thanh Mai, Lại Thị Hồng Nhung, Trần Đình Mấn (2014). Phân lập gen protease bền nhiệt từ thư viện DNA metagenome của suối nước nóng Mỹ Lâm. Tạp chí Công nghệ sinh học 12(4): 765-773

3. Trần Thị Hoa, Trần Đình Mấn, Nguyễn Kim Thoa, Nguyễn Thế Trang (2014). Đặc điểm sinh học của chủng vi khuẩn D3 phân lập từ dứa Việt Nam có khả năng lên men etanol. Tạp chí Khoa học và Công nghệ 52(2D): 155-161

4. Trần Thanh Thủy, Phạm Thị Thu Phương, Hoa Thị Minh Tú, Lê Thanh Bình (2014). Chọn lọc và nâng cao sinh tổng hợp Nisin của chủng Lactococcus lactis subsp. lactis PD15.1. Tạp chí Khoa học và Công nghệ 52(2D): 162-168

5. Trần Thanh Thủy, Hoa Thị Minh Tú, Phạm Thị Thu Phương, Nguyễn Quốc Việt, Bùi Thị Thanh Mai, Trần Đình Mấn, Lê Thanh Bình (2014). Tác dụng kháng khuẩn của màng Polylactic acid-nisin. Tạp chí Khoa học và công nghệ 51(6): 731-737

6. Nguyen Kim Thoa, Hoa Thi Minh Tu, Tran Thanh Thuy, Nguyen Thi Hong Ha, Tran Dinh Man (2015). Optimization of culture conditions for a recombinant thermostable alpha-amylase gene expression in Bacillus subtilis using response surface methodology. Tạp chí Công nghệ sinh học 13(1): 189-196

7. Phan Thị Tuyết Minh, Nguyễn Quốc Việt, Nguyễn Kim Thoa, Trần Đình Mấn (2015). Ảnh hưởng của một số yếu tố đến sinh trưởng và sinh tổng hợp endoglucanase của Bacillus subtilis tái tổ hợp. Tạp chí Khoa học tự nhiên và Công nghệ 31(4S): 230-237.

8. Nguyễn Quốc Việt, Nghiêm Quốc Đạt, Trần Đình Mấn (2015). Áp dụng trình tự rDNA-ITS của Rhizopus oryzae cho phân loại và sàng lọc các chủng sinh axit lactic cao trong Bánh men rượu Việt Nam. Tạp chí Khoa học tự nhiên và Công nghệ 31(4S): 479-485

9. Nguyễn Kim Thoa, Trần Thanh Thủy, Trần Đình Mấn (2015). Tuyển chọn chủng nấm men tích lũy Lipid cao làm nguồn nguyên liệu cho sản xuất biodiesel. Tạp chí Công nghệ sinh học 13(2A): 635-641

10. Nguyễn Quốc Việt, Nghiêm Quốc Đạt, Trần Đình Mấn (2015). Nâng cao hiệu suất tạo lactic acid của chủng Rhizopus oryzae bằng cách sử dụng các tác nhân đột biến ngẫu nhiên. Tạp chí Công nghệ sinh học 13(2A): 657-664

11. Nguyễn Thị Lâm Đoàn, Van Hoorde Koenraad, Cnockaert Margo, Lê Thanh Bình, Vandamme Peter (2015). Nghiên cứu quần xã vi khuẩn trong nem chua bằng phương pháp không phụ thuộc vào nuôi cấy. Tạp chí Khoa học và Công nghệ 53(2): 157-168

12. Nguyễn Kim Thoa, Lại Thị Hồng Nhung, Nguyễn Văn Tụng, Trần Đình Mấn (2015). Tuyển chọn và tách dòng gen D-lactate dehydrogenase từ chủng vi khuẩn lactic phân lập tại Việt Nam. Tạp chí Công nghệ sinh học 13(2): 327-334

13. Nguyễn Quốc Việt, Nghiêm Quốc Đạt, Trần Đình Mấn (2015). Sử dụng gen lactate dehydrogenase (LDH) làm chỉ thị phân tử cho sàng lọc các chủng Rhizopus oryzae sinh lactic acid cao. Tạp chí Công nghệ sinh học 13(2): 335-343

14. Nguyễn Kim Thoa, Trần Thị Hoa, Trần Đình Mấn, Tạ Thị Thu Thuỷ (2017). Nghiên cứu tính chất -amylase của các chủng vi khuẩn thuộc chi Geobacillus phân lập ở suối nước nóng Bình Châu. Tạp chí Công nghệ sinh học 15(1): 1-6

15. Nguyễn Thúy Nga, Phạm Văn Duy, Bùi Bảo Hưng, Lê Thị Thúy Hằng, Cù Thị Thanh Huyền và Nguyễn Thế Trang (2017). Ảnh hưởng của nhiệt độ bên ngoài đến khả năng sinh khí của hầm biogas quy mô hộ gia đình. Tạp chí Khoa học kỹ thuật chăn nuôi 219: 83-87

16. Nguyễn Thúy Nga, Cù Thị Thanh Huyền, Phạm Văn Duy, Bùi Bảo Hưng và Nguyễn Thế Trang (2017). Ứng dụng công nghệ sinh học xử lý phế thải chế biến và phụ phẩm rau quả nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tạo khí sinh học. Tạp chí Khoa học kỹ thuật chăn nuôi 225: 83-88.

Hội nghị hội thảo 2014 - 2018:

1. Nguyen The Trang, Nguyen Thi Hong Ha, Nguyen Thuy Nga, Pham Van Duy, Vu Minh Phap (2015). Application of Bacteria for Treatment of Organic-rich waste from Biogas digester. Proceeding of International Scientific Conference on Green Growth and Energy for Asean: 85-90

2. Nguyễn Kim Thoa, Trần Thanh Thủy, Trần Thị Hoa, Trần Đình Mấn (2015). Tiềm năng thu nhận enzyme bền nhiệt từ nhóm vi khuẩn phân lập tại suối nước nóng Bình Châu. Báo cáo Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 6 về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật: 1234-1238

3. Vũ Duy Thanh, Nguyễn Thế Trang (2015). Định danh chủng Bacillus sp.HN16 và Aspergillus sp.HN18 phân lập từ không khĩ môi trường lao động. Báo cáo Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 6 về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, NXB KHTN&CN: 1655-1659

4. Nguyễn Thế Trang, Nguyễn Thị Hồng Hà, Nguyễn Thúy Nga (2015). Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và sinh tổng hợp xenlulaza của một số chủng Bacillus phân lập ở Việt Nam. Báo cáo Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 6 về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, NXB KHTN&CN: 1739-1743

5. Nguyễn Thế Trang, Phạm Thị Thu Phương, Nguyễn Thúy Nga (2015). Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và sinh tổng hợp xenlulaza của một số chủng Streptomyces phân lập ở Việt Nam. Báo cáo Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 6 về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, NXB KHTN&CN: 1744-1748

6. Nguyễn Thế Trang, Trần Đình Mấn (2016). Sử dụng kỹ thuật PCR-DGGE đánh giá đa dạng vi khuẩn trong mẫu cá bảo quản bằng chế phẩm vi khuẩn lactic. Báo cáo Hội nghị Toàn quốc lần thứ hai Hệ thống Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam: 646-651

7. Vũ Duy Thanh, Lê Anh Thư, Nguyễn Thế Trang, Nghiêm Ngọc Minh (2016). Bước đầu đánh giá về vi sinh vật trong không khí môi trường lao động tại cơ sở chế biến nông sản. Kỷ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc 2016. Tiến bộ kỹ thuật thực phẩm và kỹ thuật sinh học: từ nghiên cứu đến sản xuất: 109-116.

Giải pháp hữu ích

1. Doãn Thái Hòa, Lê Quang Diễn, Trần Đình Mấn, Nguyễn Thế Trang (2015). Phương pháp sản xuất etanol sinh học từ phế liệu gỗ cứng. Giải pháp hữu ích số 1161 cấp ngày 24/03/2014.

Luận án

1. Hoa Thị Minh Tú (2016). Nghiên cứu một số chủng Lactococcus phân lập ở Việt Nam và đặc điểm bacteriocin của chúng nhằm ứng dụng trong bảo quản thực phẩm. Luận án tiến sĩ sinh học. Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH&CN VN

2. Phan Thị Tuyết Minh (2016). Nghiên cứu tạo chủng Bacillus subtilis tái tổ hợp sinh endoglucanase dùng trong thủy phân sinh khối thực vật. Luận án tiến sĩ sinh học. Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH&CN VN

3. Nguyễn Thị Đà (2018). Sàng lọc và nghiên cứu ảnh hưởng của đột biến điểm trên peptide tín hiệu đến khả năng tiết -amylase tái tổ hợp trong Bacillus subtilis. Luận án tiến sĩ sinh học. Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH&CN VN