HỘI NGHỊ VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG TỔNG KẾT NĂM 2022 & TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH NĂM 2023 CỦA VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Ngày 10/01/2023, Viện Công nghệ sinh học đã tổ chức Hội nghị viên chức, người lao động tổng kết năm 2022 & triển khai kế hoạch năm 2023. Tham dự Hội nghị, về phía đại biểu có Đồng chí Lê Thị Huệ, Chủ tịch Công đoàn Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam. PGS.TS. Phan Tiến Dũng, Trưởng Ban Ứng dụng và triển khai công nghệ. TS. Lê Quỳnh Liên, Trưởng ban Hợp tác Quốc tế. GS. TS. Chu Hoàng Hà, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học chủ trì hội nghị. Cùng tham dự có các Phó Viện trưởng, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc và toàn thể cán bộ công nhân viên chức của Viện Công nghệ sinh học.

Năm 2022, mặc dù dịch bệnh Covid-19 đã giảm nhưng vẫn còn ảnh hưởng tới nhiều mặt hoạt động của Viện, nhưng nhờ có sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của Viện Hàn lâm cùng với sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ công chức, viên chức và người lao động, Viện Công nghệ sinh học phấn đấu và hoàn thành tốt các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch và nhiệm vụ công tác năm 2022.

Mở đầu hội nghị, GS. TS. Chu Hoàng Hà, Viện trưởng đã trình bày "Báo cáo tổng kết công tác năm 2022 và kế hoạch năm 2023".
Về tổ chức: Ban lãnh đạo của Viện gồm 01 Viện trưởng, 03 Phó Viện trưởng. Hội đồng Khoa học của Viện gồm 21 thành viên. Viện có: 01 Phòng Quản lý tổng hợp, 01 Phòng TN TĐCNG, 03 Trung tâm, 23 Phòng chuyên môn và 01 trại TN sinh học. Về trình độ chuyên môn: 04 GS,11 PGS, 68 TS, 87 ThS, 72 ĐH và 4 CĐ, trung cấp. Viện có 14 NCV cao cấp, 47 NCV chính và còn lại là NCV. Năm 2022, Viện có thêm 02 PGS mới.
Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: Năm 2022, Viện Công nghệ sinh học đang thực hiện tổng cộng 135 đề tài/dự án nghiên cứu khoa học. Viện duy trì được thành tích tốt trong hoạt động KHCN. So với năm 2021, chất lượng của các công trình công bố quốc tế được nâng cao. Trong tổng số 163 công trình công bố khoa học của năm 2022, có 90 công trình trên tạp chí quốc tế (chiếm tỷ lệ 55,2%), tăng hơn so với năm 2021 (45,4%). Số lượng công bố trên các tạp chí quốc tế chất lượng cao (các công trình thuộc danh mục Q1, Q2 theo SCImago, hoặc có chỉ số IF ≥ 1 theo Web of Science, Citescore ≥ 2 theo Scopus) là 81 công trình. Đặc biệt, số công bố có chỉ số IF ≥ 3 chiếm 41,1%, tăng hơn so với năm 2021 và số công bố đăng trên tạp chí đạt chuẩn Q1 của SCImago chiếm 34,4%, tăng hơn so với năm 2021. Bên cạnh đó, Viện còn công bố 39 công trình trên Tạp chí VAST1/2 của Viện Hàn lâm; 04 Công trình công bố trên tạp chí quốc tế có mã số ISSN; 04 Sách chuyên khảo/Chương sách đã xuất bản có mã ISBN; 25 Công trình công bố trên các tạp chí Quốc gia khác có mã ISSN; 01 Bằng độc quyền/Giải pháp hữu ích.
Đáng chú ý trong năm 2022, cụm công trình công bố về "Làm chủ công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9" được đánh giá là một trong 10 sự kiện KHCN nổi bật năm 2022 do Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ Việt Nam bình chọn (là 1 trong 2 sự kiện thuộc Lĩnh vực khoa học tự nhiên). Cuốn sách "Công nghệ tạo vaccine cúm gia cầm từ thực vật: Từ nghiên cứu đến định hướng ứng dụng tại Việt Nam" được vinh dự nhận Giải B tại Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ V.
Công tác hợp tác quốc tế: trong năm 2022, Viện đã thực hiện 03 đề tài nghị định thư cấp Nhà nước với Pháp, Đức và Đài Loan, 02 đề tài hợp tác quốc tế cấp Viện Hàn lâm với các đối tác gồm: Nga, Belarus, Uzbekistan, Nhật Bản... Bên cạnh đó, Viện còn có 11 thỏa thuận hợp tác quốc tế còn hiệu lực với các đối tác Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan...
Công tác đào tạo: Viện đã phối hợp với Học viện KHCN quản lý và đào tạo Nghiên cứu sinh và đã tổ chức bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ là 04 NCS, 06 nghiên cứu sinh đã bảo vệ cấp cơ sở trong năm 2022. Ngoài ra, Viện còn là cơ sở hướng dẫn thực tập cho các trường Đại học trong cả nước. Năm 2022, Viện đã tham gia hướng dẫn 49 NCS. Số lượt sinh viên thực tập là 35 lượt, số lượt học viên Thạc sỹ thực tập là 30.
Các hoạt động của Công đoàn, Đoàn thanh niên trong năm 2022 cũng đạt nhiều kết quả tốt. Với những kết quả đạt được trong năm 2022, nhiều tập thể và cá nhân của Viện Công nghệ sinh học đã đạt được các kết quả Thi đua – Khen thưởng tốt các cấp. Cụ thể như: Chiến sĩ thi đua cấp Viện Hàn lâm KHCNVN cho PGS. TS. Phí Quyết Tiến; Bằng khen của Chủ tịch Viện Hàn lâm KHCNVN cho TS. Đỗ Tiến Phát; Tập thể lao động xuất sắc cho Phòng Công nghệ tế bào Thực vật. Viện Công nghệ sinh học đã khen thưởng cho 9 tập thể lao động xuất sắc; 19 tập thể lao động tiên tiến; 32 chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 44 Giấy khen của Viện trưởng, 140 Lao động tiên tiến.
GS. TS. Chu Hoàng Hà đã chỉ ra một số kết quả nổi bật về hoạt động khoa học và công nghệ năm 2022 gồm: Công nghệ sản xuất vaccine phòng bệnh tiêu chảy cấp ở lợn (PED) trên cây thuốc lá Nicotiana benthamiana; Ứng dụng thành công hệ thống chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9 trong cải tạo giống dưa chuột; Công nghệ giải mã hệ gen các vi khuẩn probiotic ứng dụng sản xuất thức ăn lên men cho chăn nuôi lợn. Ngoài ra, Viện cũng đã đạt một số kết quả tiêu biểu khác theo các hướng nghiên cứu như: công nghệ môi trường; công nghệ sinh học tảo; công nghệ vật liệu sinh học; công nghệ sinh học tế bào động vật và tế bào gốc; các hợp chất có hoạt tính sinh học; giám định và phân tích ADN; tin sinh học.
Về kế hoạch năm 2023, GS. TS. Chu Hoàng Hà đã trình bày đề ra các nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch năm 2023 bao gồm:
Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ: Triển khai phê duyệt lại chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện Công nghệ sinh học để phù hợp với Nghị định 106/2022/NĐ-CP về Quy định chức năng, nhıệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vıện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.Thực hiện giảm đầu mối các đơn vị trực thuộc và tinh giảm biên chế theo kế hoạch.
Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: Tiếp tục triển khai thực hiện các đề tài chuyển tiếp từ năm 2022. Đề xuất, đăng ký mở mới các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ.
Xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ: Đưa Trung tâm nghiên cứu tế bào gốc và liệu pháp gen vào hoạt động ổn định, hiệu quả, đóng góp tích cực cho hoạt động chung của Viện CNSH. Hoàn thiện dự án "Nâng cao năng lực nghiên cứu về công nghệ vacxin thế hệ mới" cho Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ gen. Tiếp tục triển khai thực hiện, hoàn thành dự án "Đầu tư tăng cường năng lực nghiên cứu Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ lên men và Kỹ thuật cải biến sinh tổng hợp hoạt chất sinh học" và đưa hệ thống trang thiết bị vào vận hành. Phối hợp triển khai dự án hợp tác "Kế hoạch triển khai về hợp tác nâng cao năng lực định danh hài cốt trong chiến tranh" với ICMP. Xây dựng nghiên cứu tính khả thi và đề xuất lộ trình thành lập cơ quan có thẩm quyền lưu giữ mẫu chủng vi sinh quốc tế tại Việt Nam. Xây dựng phương án nâng cấp hệ thống Phòng cháy chữa cháy tòa nhà B4. Xây dựng phương án, xin phép Viện Hàn lâm KHCN VN thực hiện dự án "Cải tạo, mở rộng tòa nhà B3".
Kế hoạch hợp tác quốc tế, đào tạo, thông tin, xuất bản: Thực hiện các bản ghi nhớ hợp tác quốc tế, tìm kiếm và mở rộng hợp tác quốc tế với các đối tác mới ở Mỹ, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Úc, Hà Lan... Lên kế hoạch các đoàn ra, đoàn vào, gửi cán bộ đi đào tạo TS ở nước ngoài theo các dạng học bổng khác nhau. Tiếp tục phối hợp với Học viện KHCN, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) và các cơ sở đào tạo khác thực hiện đào tạo nghiên cứu sinh, cao học. Duy trì và phấn đấu tăng số lượng các công bố quốc tế thuộc danh mục SCIE tăng tối thiểu 5% so với năm 2022, tập trung vào nâng cao chất lượng các công trình công bố theo chủ trương chung của Viện Hàn lâm KHCN VN. Tăng số lượng bằng sáng chế, giải pháp hữu ích được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận trong năm 2023. Khuyến khích các nhà khoa học của Viện xuất bản sách chuyên khảo, giáo trình phục vụ đào tạo sau đại học.
Các hoạt động hướng tới kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Viện Công nghệ sinh học: Tổ chức Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc năm 2023. Tổ chức Hội nghị quốc tế về công nghệ sinh học vi sinh vật Asean lần thứ 5. Tổ chức một số hoạt động hướng tới kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Viện Công nghệ sinh học. Tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Viện Công nghệ sinh học.
Sau báo cáo của Viện trưởng, Hội nghị cũng đã nghe các báo cáo của TS. Đỗ Văn Thu, Chủ tịch Công đoàn Viện Công nghệ sinh học trình bày "Báo cáo tổng kết công tác Công đoàn năm 2022 và kế hoạch năm 2023"; PGS. TS. Đỗ Thị Huyền, Trưởng Ban Thanh tra nhân dân trình bày "Báo cáo hoạt động thanh tra nhân dân".
Phát biểu tham luận tại Hội nghị, đồng chí Lê Thị Huệ, Chủ tịch Công đoàn Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam. PGS.TS. Phan Tiến Dũng, Trưởng Ban Ứng dụng và triển khai công nghệ. TS. Lê Quỳnh Liên, Trưởng ban Hợp tác Quốc tế chúc mừng những kết quả của Viện Công nghệ sinh học đã đạt được trong năm 2022. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, song Viện Công nghệ sinh học đã nỗ lực đạt được nhiều thành tích tốt trong hoạt động nghiên cứu khoa học.
Các đơn vị trực thuộc có nhiều thành tích tốt trong hoạt động nghiên cứu khoa học năm 2022 đã trình bày báo cáo tham luận gồm: Phòng Công nghệ Tế bào thực vật; Trung tâm Giống và bảo tồn nguồn gen vi sinh vật; Phòng Công nghệ ADN ứng dụng; Phòng Vi sinh phân tử; Phòng Miễn dịch học; Phòng Kỹ thuật di truyền; Phòng Công nghệ tảo; Trung tâm Giám định ADN.
Nhằm biểu dương các đơn vị, tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác năm 2022, Ban lãnh đạo Viện Công nghệ sinh học đã tặng hoa cho các cá nhân, tập thể. Khen thưởng của Viện trong công tác chuyên môn năm 2022; Khen thưởng của Công đoàn Viện trong công tác công đoàn năm 2022.
Hội nghị cũng đã Thông qua Quy chế chi tiêu nội bộ 2023 do PGS. TS. Phí Quyết Tiến – Phó Viện trưởng trình bày và Phát động thi đua năm 2023 của Viện trưởng Chu Hoàng Hà.

Một số hình ảnh:

Picture1

Picture2

Picture3

GS.TS. Chu Hoàng Hà trình bày Báo cáo tổng kết công tác năm 2022 và kế hoạch năm 2023 của Viện Công nghệ sinh học

Picture4

TS. Đỗ Văn Thu trình bày Báo cáo tổng kết công tác Công đoàn năm 2022 và kế hoạch năm 2023

 

Picture5

PGS. TS. Đỗ Thị Huyền trình bày Báo cáo công tác thanh tra nhân dân năm 2022

Picture6

Đồng chí Lê Thị Huệ, Chủ tịch Công đoàn Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam phát biểu tại hội nghị

Picture7

PGS.TS. Phan Tiến Dũng, Trưởng Ban Ứng dụng và triển khai công nghệ phát biểu tại hội nghị

Picture8

TS. Lê Quỳnh Liên, Trưởng ban Hợp tác Quốc tế phát biểu tại hội nghị

Picture9

Chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu

Picture10

Báo cáo tham luận của Phòng Công nghệ tế bào thực vật

Picture11

Báo cáo tham luận của Trung tâm Giống và bảo tồn nguồn gen vi sinh vật

Picture12

Báo cáo tham luận của Phòng Công nghệ ADN ứng dụng

Picture13

Báo cáo tham luận của Phòng Vi sinh vật học phân tử

Picture14

Báo cáo tham luận của Phòng Miễn dịch học

Picture15

Báo cáo tham luận của Phòng Kỹ thuật di truyền

Picture16

Báo cáo tham luận của Phòng Công nghệ tảo

Picture17

Báo cáo tham luận của Trung tâm Giám định ADN

Picture18

CVC. Lương Thị Lan Anh đọc các quyết định khen thưởng

Picture19

Tặng hoa cho tập thể tác giả biên soạn cuốn sách "Công nghệ tạo vaccine cúm gia cầm từ thực vật: Từ nghiên cứu đến định hướng ứng dụng tại Việt Nam"

Picture20

Tặng hoa cho tập thể nghiên cứu của cụm công trình công bố về "Làm chủ công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9"

Picture21

Tặng hoa cho tân PGS. TS. Đỗ Thị Tuyên và tân PGS. TS. Lê Thị Nhi Công

Picture22

Trao kỷ niệm chương cho các NCV

Picture23

GS. TS. Chu Hoàng Hà phát động thi đua năm 2023

Tin và ảnh: Lê Hoàng Đức