Thông tin luận án đưa lên mạng, Mã số: 62 42 30 05

Tên đề tài: Nghiên cứu sử dụng bức xạ gamma và chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa chịu hạn.

Chuyên ngành: Sinh lý học thực vật;

Nghiên cứu sinh: Lê Thị Bích Thủy

Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Đức Thành

Cơ sở đào tạo: Viện Công nghệ sinh học, Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Đã phát triển được chỉ thị STS G20 và RG143 từ chỉ thị RFLP G20 và RG143 liên quan đến độ dài rễ. Hai chỉ thị này có thể sử dụng để đánh giá và chọn lúa chịu hạn liên quan đến bộ rễ.

2. Đã chọn được hai giống C71 và CC1 làm nguồn vật liệu ban đầu cho việc tạo dòng đột biến chịu hạn dựa trên cơ sở các kết quả phân tích phân tử dựa vào chỉ thị SSR và kết quả đánh giá tính chịu hạn.

3. Bằng xử lý tia gamma đã tạo được các đột biến có mức biến đổi hệ gen cao (0-40%) từ hai giống lúa C71 và CC1. Kết quả phân tích với chỉ thị SSR và STS chịu hạn đã chọn được 24 dòng lúa đột biến từ mô sẹo chiếu xạ (11 dòng từ C71 có chỉ thị chịu hạn và 13 dòng từ CC1 có có alen chịu hạn mới) và 4 dòng lúa đột biến từ hạt chiếu xạ (2 dòng từ C71 và 2 dòng từ CC1) có chỉ thị chịu hạn và alen chịu hạn mới.

4. Chỉ thị phân tử (RM270) và các alen mới của các chỉ thị chịu hạn khác (RM221, RM242, RM250, RM263) ở các dòng đột biến hầu hết được duy trì ổn định qua các thế hệ từ M2 đến M7.

5. Đã chọn được ba dòng có triển vọng C71.5.2, C71.5.15 và C71.30.6 có thể tiếp tục đánh giá phát triển thành giống chịu hạn dựa trên kết quả đánh giá khả năng chịu hạn bằng chỉ thị phân tử, gây hạn nhân tạo và hàm lượng proline trong điều kiện hạn cũng như trên kết quả nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học cùng với chỉ tiêu chất lượng gạo. Các dòng này có tính chịu hạn hơn hẳn giống C71, thời gian sinh trưởng ngắn, chiều cao cây thấp, khối lượng 1000 hạt và năng suất khóm cũng như hàm lượng protein đều cao hơn so với giống C71 gốc.

6. Bước đầu đề xuất quy trình tạo chọn lúa chịu hạn bằng đột biến bức xạ và chỉ thị phân tử