Công trình khoa học

Các đề tài đã và đang thực hiện

 Trong 18 năm qua, phòng đã thực hiện các nhiệm vụ được giao và thu được nhiều kết quả có giá trị cả về khoa học và thực tiễn, tham gia 15 đề tài nghiên cứu khoa học trong chương trình cấp Nhà nước, 8 đề tài cấp Bộ, 3 đề tài cấp tỉnh và hàng chục hợp đồng triển khai các kết quả nghiên cứu vào thực tế sản xuất.

 Đề tài cấp Nhà nước

  • “Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng các chất hoạt hoá bề mặt sinh học từ vi sinh vật biển trong một số ngành công nghiệp và xử lý môi trường”, đề tài độc lập cấp Nhà nước, thời gian thực hiện 2008-2010, chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lại Thuý Hiền. Đề tài đang trong quá trình thực hiện.
  •  “Đa dạng vi sinh vật hữu ích trong môi trường sinh thái biển ven đảo Cát Bà bằng phương pháp hiện đại”, đề tài cơ bản cấp Nhà nước, thời gian thực hiện 2006-2008, chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lại Thuý Hiền. 
  • “Nghiên cứu khả năng chống chịu kim loại nặng ở mức độ di truyền trên vi khuẩn KSF nhằm ứng dụng trong xử lý nước thải làng nghề cơ khí và công nghiệp nặng”, đề tài cơ bản cấp Nhà nước, thời gian thực hiện 2006-2008, chủ nhiệm đề tài: TS. Đặng Phương Nga.
  • “Nghiên cứu đa dạng vi sinh vật tạo chất hoạt tính sinh học phân lập từ một số vịnh biển của Việt Nam”, đề tài cơ bản cấp Nhà nước 61.15.04, thời gian thực hiện 2004-2005, chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lại Thuý Hiền. 
  • “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh để khắc phục ô nhiễm hữu cơ ở môi trường ven biển”, đề tài nhánh cấp nhà nước, mã số KC-09-07, thời gian thực hiện 2001-2004, chủ nhiệm đề tài nhánh: PGS.TS. Lại Thuý Hiền.
  • “Nghiên cứu sự đa dạng vi sinh vật trong nước biển và hương hướng sử dụng”, mã số 6.2.2701, thời gian thực hiện 2000-2001, chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lại Thuý Hiền.
  • “Nghiên cứu vi sinh vật công nghiệp và xử lý môi trường”, mã số KT-04-6.2.7, thời gian thực hiện 1998-1999, chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lại Thuý Hiền.
  •  “Khu hệ vi sinh vật trong giếng khoan dầu khí ven biển và đảo ven bờ”, đề tài khoa học cơ bản mã số KT-04-6.2.7, thời gian thực hiện 1996 – 1997, chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lại Thuý Hiền.
  •     “Nghiên cứu vi khuẩn KSF chịu nhiệt trong các giếng khoan dầu khí Việt Nam”, đề tài khoa học cơ bản KT-04-5.1.9, thời gian thực hiện 1993-1995, chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lại Thuý Hiền.
  •   “Nghiên cứu phụ gia cho dầu mỡ bảo quản”, mã số KC.06.15, thời gian thực hiện 1992-1995, chủ nhiệm đề tài nhánh: PGS.TS. Lại Thuý Hiền.
  •   “Sinh tổng hợp polysaccharit chịu nhiệt từ nguồn nguyên liệu trong nước” thuộc chương trình “Hoá dầu và vật liệu hoá chất”, mã số KC-06-14, thời gian thực hiện 1992-1995, chủ nhiệm đề tài nhánh: PGS.TS. Lại Thuý Hiền.
  •   “Sinh tổng hợp Biovis-2 làm phụ gia cho dung dịch khoan khai thác dầu khí”, hợp đồng triển khai khoa học công nghệ do Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước quản lý 08-91/HĐ-KHCN, qui mô pilot vi sinh, thời gian thực hiện 1991 – 1992, chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lý Kim Bảng.
  •   “Nghiên cứu ăn mòn kim loại do vi sinh vật gây ra trong môi trường nước ở Việt Nam và biện pháp phòng chống”, thuộc chương trình nhiệt đới 48D-01-04, thời gian thực hiện 1986-1990, chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lý Kim Bảng.
  •   “Phụ gia diệt khuẩn cho nhiên liệu TC1”, mã số 14A-02-05 thuộc chương trình “Nâng cao hiệu quả sử dụng xăng, dầu mỡ ở điều kiện Việt Nam”, thời gian thực hiện 1985-1990, chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lại Thuý Hiền.
  •   “Vi sinh vật phục vụ khai thác, chế biến, sử dụng dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ”, thuộc chương trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật phục vụ dầu khí 22A-04-05, thời gian thực hiện 1986-1991, chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lý Kim Bảng.

Đề tài cấp Bộ

  • “Nghiên cứu sản xuất chất hoạt hoá bề mặt sinh học từ vi sinh vật biển dùng trong ngành công nghiệp dầu khí và xử lý môi trường”, cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, thời gian thực hiện 2007-2008, chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lại Thuý Hiền.
  • “Nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật hữu ích từ một số vịnh biển Việt Nam trong nuôi trồng hải sản và bảo vệ môi trường”, cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, thời gian thực hiện 2004-2005, chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lại Thuý Hiền.
  • “Điều tra vi sinh vật trong các vũng vịnh biển miền Trung nhằm đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường ven biển”. cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Thời gian thực hiện 2002-2003, chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lại Thuý Hiền.
  • “Nghiên cứu vi khuẩn KSF để đánh giá nguồn gốc khí H2S ở mỏ Bạch Hổ”, đề tài cấp Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, thời gian thực hiện 2000-2001, chủ nhiệm đề tài nhánh: PGS.TS. Lại Thuý Hiền.
  •  “Hoàn thiện qui trình sản xuất POM chịu nhiệt nhờ chủng vi khuẩn bền nhiệt phân lập từ giếng khoan 38 và đánh giá tính năng sử dụng sản phẩm”, thời gian thực hiện 1999-2000, chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lại Thuý Hiền.
  • “Tuyển chọn và ứng dụng các chủng vi sinh vật trong công nghiệp”, thời gian thực hiện 1998, chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lại Thuý Hiền.
  • “Làm sạch nước thải nhiễm dầu bằng phân huỷ sinh học”, thời gian thực hiện 1996-1997, chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Đặng Cẩm Hà.
  •  “Nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật nâng cao hiệu suất khai thác dầu”, thời gian thực hiện 1994-1997, chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lại Thuý Hiền.

Các đề tài cấp tỉnh

  •  “Khảo nghiệm một số chế phẩm sinh học trong việc xử lý các hồ nước nuôi tôm bị ô nhiễm tại Thừa Thiên Huế”. Đề tài cấp tỉnh Thừa Thiên Huế, thời gian thực hiện: 2007, chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lại Thuý Hiền.
  •   “Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý nước đảm bảo môi trường nuôi tôm công nghiệp tại Thanh Hoá”. Dự án cấp tỉnh Thanh Hoá, thời gian thực hiện: 2004-2005, chủ nhiệm dự án: PGS.TS. Lại Thuý Hiền
  •  “Xây dựng mô hình xử lý nước thải sản xuất mạ, nhôm và gia công cán thép bằng phương pháp sinh học đạt tiêu chuẩn Việt Nam”, đề tài cấp tỉnh Nam Định, mã số 17/02/HĐKHCN, thời gian thực hiện 2002-2003, đồng chủ nhiệm đề tài:PGS.TS. Lại Thuý Hiền, PGS.TS. Lê Thị Lài.

Các đề tài cấp cơ sở

  •  “Nghiên cứu khả năng và phương thức ức chế vi khuẩn gây bệnh cho tôm Vibrio, của một số chủng vi khuẩn nội tại phân lập từ nước nuôi tôm”. Thời gian thực hiện: 2006, chủ nhiệm đề tài: TS. Đặng Phương Nga.
  • “Đa dạng vi sinh vật trong nhiên liệu máy bay ở Việt Nam”, thời gian thực hiện 2003, chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lại Thuý Hiền.
  • “Nghiên cứu sinh tổng hợp chất hoạt động bề mặt từ vi sinh vật biển”, thời gian thực hiện 2000-2001, chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lại Thuý Hiền

Các hợp đồng nghiên cứu triển khai

  • “Thử nghiệm hoá chất diệt khuẩn trong phòng thí nghiệm và trong điều kiện công nghiệp, kiểm tra sự nhiễm khuẩn trong hệ thống bơm ép nước duy trì áp suất vỉa mỏ Bạch Hổ”, hợp đồng số 0063/08/VSP5 kí với XN Khai thác Dầu khí, XNLD Vietsovpetro, thời gian thực hiện 2008-2009, chủ trì thực hiện: PGS.TS. Lại Thuý Hiền. Hợp đồng đang được thực hiện.
  • “Phân tích số lượng vi sinh vật trong nhiên liệu máy bay”, hợp đồng với Xí nghiệp bảo dưỡng máy bay A76 - Tổng công ty Hàng không Việt Nam, chủ trì thực hiện: PGS.TS. Lại Thuý Hiền.
  • “Kiểm soát số lượng vi sinh vật trong các vật chứa nhiên liệu máy bay”, hợp đồng với công ty xăng dầu hàng không Việt Nam (Vinapco), thời gian 2002-2007chủ trì thực hiện: PGS.TS. Lại Thuý Hiền.
  • “Thử nghiệm chất diệt khuẩn trong phòng thí nghiệm và trong môi trường công nghiệp, đánh giá mức độ nhờn của hệ vi sinh vật đối với chất diệt khuẩn đang sử dụng trong hệ thống ép nước duy trì áp suất vỉa”, hợp đồng 0104/2007-VSP05 với Xí nghiệp Khai thác Dầu khí – Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro, chủ trì thực hiện: PGS.TS. Lại Thuý Hiền.
  • “Xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp cơ khí đúc kim loại xã Yên Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định”. Hợp đồng chuyển giao công nghệ với UBND xã Yên Xá, huyện Ý Yên, Nam Định, thời gian thực hiện: 2004-2008, chủ trì thực hiện: PGS.TS. Lại Thuý Hiền.
  •  “Sản xuất thử chế phẩm sinh học CNSH-HP và CNSH-NC xử lý nước đảm bảo môi trường nuôi tôm công nghiệp tại Thanh Hoá”. Hợp đồng chuyển giao công nghệ với HTX dịch vụ NTTS Hoằng Phụ, Thanh Hoá, thời gian thực hiện: 2006-2008, chủ trì thực hiện: PGS.TS. Lại Thuý Hiền.
  • “Kiểm tra số lượng và chủng loại vi sinh vật trong các bể chứa nhiên liệu”, hợp đồng 11/HĐKT và 20/HĐKT với Công ty Xăng dầu hàng không Việt Nam, 1999-2001, chủ trì thực hiện: PGS.TS. Lại Thuý Hiền.
  •  “Kiểm tra vi sinh vật trong nhiên liệu máy bay”, hợp đồng 02/HĐKT với Ban kiểm soát chất lượng, tổng Công ty hàng không Việt Nam, 1998, chủ trì thực hiện: PGS.TS. Lại Thuý Hiền.
  •  “Kiểm tra số lượng vi sinh vật trong các máy bay A320”, hợp đồng 10/HĐKT với Ban kiểm soát chất lượng, tổng Công ty hàng không Việt Nam, 1997, chủ trì thực hiện: PGS.TS. Lại Thuý Hiền.
  • “Nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật nâng cao hệ số thu hồi dầu ở mỏ Bạch Hổ”, hợp đồng 35/96-VSP5 với XNLD Vietsovpetro, 1996-1998, chủ trì thực hiện: PGS.TS. Lại Thuý Hiền.
  •   “Nghiên cứu vi sinh vật và hoàn thiện công nghệ diệt khuẩn bằng hoá phẩm trong hệ thống thu gom xử lý vận chuyển dầu và hệ thông duy trì áp suất vỉa ở mỏ Bạch Hổ”, hợp đồng 04/94-VSP5 với XNLD Vietsovpetro, 1994-1995, chủ trì thực hiện: PGS.TS. Lại Thuý Hiền.
  •   “Nghiên cứu xử lý nước bơm ép và diệt vi khuẩn KSF trong các thiết vị công nghệ ở mỏ Bạch Hổ”, hợp đồng 24/91-VSP5 với XNLD Vietsovpetro. Thời gian thực hiện 1991-1993, chủ trì thực hiện: PGS.TS. Lại Thuý Hiền.

Các kết quả nổi bật của phòng

Trong 18 năm qua, các đề tài, dự án được thực hiện tại phòng Vi sinh vật Dầu mỏ đã thu được nhiều kết quả có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn. Phòng đã thực hiện các nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng trong công nghiệp dầu khí và bảo vệ môi trường.

  •  Khu hệ vi sinh vật trong giếng khoan dầu khí: Khảo sát và phân tích hàng trăm mẫu nước vỉa, nước bơm ép, mẫu dầu lấy ở các độ sâu khác nhau (từ 3000-5000 m) thuộc các giàn khoan mỏ Bạch Hổ, Rồng và Đại Hùng. Kết quả cho thấy khu hệ vi sinh vật ở giếng khoan dầu khí Việt Nam rất đa dạng, các chi thường gặp ở đây là: Pseudomonas, Alcaligenes, Bacillus, Chromohalobacter, Nocardia, Diplococcus, Micrococcus, Rhodococcus, Lactobacillus, Thiobacillus, Clostridium, Desulfovibrio, Desulfotomaculum, Desulfobacter, Desulfococcus. Ngoài ra, còn có các vi khuẩn tạo khí metan, khử nitrat, nấm mốc và một số vi khuẩn chưa được định tên. Trong số các chi đã được phân loại có một số loài chưa từng được công bố ở các giếng khoan trên thế giới như Desulfovibrio vietnamesis, Pseudonocardia alni, Chromohalobacter marismortui. Đây là những số liệu đầu tiên được nghiên cứu có hệ thống ở Việt Nam về vi sinh vật trong các giếng khoan dầu khí với độ sâu hàng nghìn mét trong lòng đất.
  •  Khu hệ vi sinh vật trong nước biển: Đã tiến hành phân tích số lượng và thành phần vi sinh vật trong hàng trăm mẫu nước biển được lấy ở các độ sâu khác nhau theo toạ độ ở khu vực đảo Trường Sa lớn, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà, Bình Thuận, Vũng Tàu. Kết quả phân tích chứng tỏ tiềm năng to lớn của vi sinh vật hữu ích trong nước biển Việt Nam. Số lượng vi sinh vật hữu ích đặc biệt cao ở các vũng vịnh biển, đạt 106 CFU/ml. Trong số đó, có cả vi khuẩn chuyển hoá hợp chất hữu cơ, tạo chất hoạt hoá bề mặt sinh học, chuyển hoá kim loại nặng và các chất thải độc. Bằng các phương pháp phân loại truyền thống kết hợp với các phương pháp sinh học phân tử hiện đại (phân tích trình tự gen 16S, 18S, 26S rRNA, DGGE) đã xác định được những chi thường có mặt trong nước biển Việt Nam gồm: Acinetobacter, Pseudomonas, Alteromonas, Pseudoalteromonas Rheinheimera, Rhodopirellula, Marinomonas, Microscilla, Brevibacterium, Cycloclasticus, Candida, Rhodotorula, Cladosporium, Penicillium, Nitrosomonas, Nitrobacter, Nitrococcus, Aeromonas, Lactobacillus, Vibrio, Desulfovibrio, Desulfobacter... Flavobacterium, Bacillus, Janibacter, Sphingomonas, Ochrobactrum,
  •  Vi sinh vật phục vụ khai thác dầu khí: Phòng vi sinh vật dầu mỏ đã thực hiện một số đề tài về sinh tổng hợp polyme sinh học (POM) bằng vi sinh vật và đã thu được những kết quả có giá trị (đề tài cấp nhà nước 08/91-HĐKHCN, KC 06-14). Các sản phẩm Biovis 2 và polysaccarit chịu nhiệt (POM to) được tạo ra từ quá trình lên men chủng LeuconostocXanthomonas 10X, Alcaligenes Đ38 trên nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, các POM này có khả năng chịu nhiệt độ cao (120-125oC), khả năng chống thoát nước cho dung dịch khoan rất tốt, tương đương sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài. Phụ gia diệt khuẩn trong chế phẩm Biovis 2 được tận dụng từ quá trình chưng cất tinh dầu tràm có tác dụng chống thối rữa và tăng thời gian sử dụng của dung dịch khoan. Đã xây dựng được qui trình sản xuất Biovis 2 với qui mô 8 tấn/năm. VĐ 2.Công nghệ khai thác dầu thứ cấp bằng vi sinh vật đã được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước có nền công nghiệp dầu khí phát triển, còn tại Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào thực hiện phương pháp này. Qua việc phân tích các mẫu nước lấy từ các giếng khoan không còn khả năng tự phun ở mỏ Bạch Hổ, đề tài cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (1996-1998) đã xác định được số lượng vi sinh vật hữu ích có khả năng làm tăng hiệu suất khai thác dầu ở từng giếng khoan dự kiến thử nghiệm. Đồng thời phân lập và tuyển chọn những chủng có hoạt tính cao về khả năng tạo chất hoạt hoá bề mặt sinh học, tạo khí ở điều kiện áp suất cao và nhiệt độ cao (260 atm, 110oC).Kết quả thử nghiệm đánh giá sự hoạt động của vi khuẩn lựa chọn trên mô hình vỉa Mioxen (100 atm, 110oC) và Oligoxen (100 atm, 130oC) cho biết dưới tác động của vi sinh vật, hệ số đẩy dầu ở các mô hình thí nghiệm tăng 1,5 đến 3% so với đối chứng đẩy dầu bằng nước biển. Trên cơ sở kết quả thu được đã xây dựng và vận hành thành công qui trình ứng dụng vi sinh vật nâng cao hiệu suất khai thác dầu thứ cấp bằng vi sinh vật cho tầng sản phẩm Mioxen. Kết quả thử nghiệm tại giàn khoan số 1 mỏ Bạch Hổ (10/1998) của đề tài cấp Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam và hợp đồng 35/96 VSP5 cho thấy hiệu suất khai thác ở các giếng khoan thử nghiệm đều tăng, đặc biệt tăng 250% ở giếng khoan 38 so với trước khi sử dụng phương pháp vi sinh vật. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam đã thử nghiệm thành công phương pháp khai thác dầu thứ cấp bằng vi sinh vật.
  •  Hạn chế vi sinh vật gây hại trong quá trình khai thác dầu khí: Kiểm soát số lượng và hạn chế tác hại của vi khuẩn KSF trong các giếng khoan dầu khí là mục tiêu của các hợp đồng giữa Viện Công nghệ Sinh học (Phòng Vi sinh vật dầu mỏ) và XNLD Vietsovpetro (XN Khai thác dầu khí) từ năm 1993 tới nay. Để duy trì áp suất vỉa khai thác dầu và bù năng lượng vỉa, hàng ngày các công ty dầu khí phải bơm vào giếng khoan hàng trăm mét khối nước biển. Nước biển không qua xử lý bơm vào giếng sẽ gây ăn mòn đường ống và thiết bị khai thác dầu dẫn đến giảm tuổi thọ giếng khoan, chi phí sửa chữa giếng cao và gây hậu quả rất khó lường. Nguyên nhân gây ăn mòn kim loại trong điều kiện kị khí của các giếng khoan chủ yếu đều do vi khuẩn KSF gây ra. Số lượng vi khuẩn KSF nhiệt độ cao ở các giếng khoan khai thác, giếng bơm ép lên tới 105-106 tế bào/ml ở điều kiện 70oC, vi khuẩn này phát triển nhanh hơn ở 30-35oC. Hàm lượng H2S sinh ra do các chủng phân lập từ tầng móng lên tới 255 mg/l. Kết quả thí nghiệm mô hình vỉa với một số chủng đại diện từ tầng móng và oligoxen năm 2000 cho thấy vi khuẩn KSF chính là nguồn gốc sinh hoá tạo H2S trong các giếng khoan mỏ Bạch Hổ, Vũng Tàu.Cho đến nay, phương pháp phù hợp nhất nhằm hạn chế và loại trừ vi khuẩn gây ăn mòn kim loại và xử lý nước biển bằng chất diệt khuẩn trước khi bơm ép vào giếng. Từ kết quả thí nghiệm hơn 100 chất diệt khuẩn lên hỗn hợp vi khuẩn KSF phân lập từ giếng khoan đã chọn được một số chất có khả năng hạn chế sự phát triển và sự tạo thành H2S của các vi khuẩn này. Bản chất hoá học của các chất diệt khuẩn có hiệu quả đôưi với vi khuẩn KSF ở khu vực này là hỗn hợp aldehyde. Chính những kết quả này là cơ sở đưa ra công nghệ diệt vi khuẩn KSF trong các giếng khoan dầu khí và đã được ứng dụng trong thực tế khai thác dầu ở nước ta từ hơn 15 năm qua. Đến nay, công nghệ diệt vi khuẩn KSF do Phòng Vi sinh vật dầu mỏ đưa ra vẫn đang được áp dụng trong thực tế, mặc dù xử lý bằng chất diệt khuẩn chưa phải là biện pháp tối ưu.
  • Lĩnh vực bảo quản và sử dụng sản phẩm dầu mỏ: Phòng cũng có nhiều đề tài và hợp đồng triển khai trong lĩnh vực bảo quản và sử dụng các sản phẩm dầu mỏ như xăng, diezen, dầu nhờn, nhiên liệu máy bay. Sự tồn tại của vi sinh vật trong xăng dầu đặc biệt là nhiên liệu máy bay phản lực là nguyên nhân và nguy cơ gây tắc màng lọc nhiên liệu bay, dẫn đến sự cố gây mất an toàn trong quá trình sử dụng nhiên liệu.Trong điều kiện nhiệt đới của nước ta, việc nghiên cứu vi sinh vật trong nhiên liệu máy bay là cấp bách vì ở điều kiện này khả năng loại bỏ hoàn toàn lượng nước ra khỏi nhiên liệu là không thể được. Thực tế đã chứng minh cứ 1 tấn nhiên liệu có 100 ml nước được hoà tan – đó là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.Kết quả phân tích vi sinh vật trong hàng trăm mẫu nhiên liệu máy bay TC1, JetA1, xăng, diezen, dầu nhờn lấy từ các kho chứa từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Nội Bài, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và các loại máy bay đang được sử dụng tại Việt Nam cho thấy số lượng vi sinh vật thường có trong nhiên liệu bay từ 101-104 tế bào/ml, đặc biệt cao ở mẫu có vết nước 106 tế bào/ml nhiên liệu; 108-109 ở diezen, dầu nhờn. Hệ vi sinh vật trong xăng dầu nói chung và trong nhiên liệu máy bay nói riêng cũng rất phong phú. Các chi thường gặp trong nhiên liệu máy bay là: Pseudomonas, Bacillus, Mycobacterium, Staphylococcus, Streptococcus, Micrococcus, Lactobacillus, Clostridium, Spirillum, Candida, Rhodotorula, Streptomyces, Aspergillus, Penicillium, Fusarium, Cladosporium, Paecylomyces. Đôi khi ta còn gặp Thiobacillus, Desulfovibrio, Desulfotomaculum.Từ những hiểu biết về vi sinh vật trong nhiên liệu đã tìm được phụ gia diệt khuẩn phù hợp, hạn chế tác hại của chúng trong nhiên liệu TC1, JetA1. Các chất diệt khuẩn thường dùng hiện nay là Katon EP 1.5 hoặc Biobor JF với nồng độ 135-270 ppm. Đó là một số kết quả nghiên cứu và triển khai khoa học kỹ thuật vào thực tế bảo quản và sử dụng nhiên liệu của đề tài cấp cơ sở và hàng chục hợp đồng với các đơn vị cung ứng và quản lý chất lượng nhiên liệu bay như: Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Công ty Xăng dầu Hàng không Vinapco, Xí nghiệp bảo dưỡng máy bay A76 từ năm 1997 đến nay.
  • Ứng dụng vi sinh vật trong xử lý ô nhiễm dầu mỏ: Tại Việt Nam, nền công nghiệp dầu khí đang phát triển mạnh mẽ, sản lượng khai thác ngày càng tăng, đem lại cho Quốc gia nguồn thu ngoại tệ lớn. Các hoạt động khai thác dầu được tiến hành trên biển, không tránh khỏi những sự cố ô nhiễm dầu.Thực tế ô nhiễm do dầu mỏ đã đặt ra vấn đề cấp thiết đòi hỏi và thúc đẩy sự phát triển nhiều giải pháp kỹ thuật.Qua những bằng chứng thực nghiệm đã chứng minh hiệu quả cao của sự kết hợp các biện pháp cơ học, vật lý, hoá học và sinh học để xử lý ô nhiễm dầu. Trong đó, phương pháp xử lý bằng phân huỷ sinh học đóng vai trò chủ chốt của quá trình xử lý. Phương pháp xử lý sinh học có ưu điểm hơn hẳn các phương pháp khác là không những giúp làm sạch môi trường mà còn giữ cho môi trường sự cân bằng sinh thái. Số lượng vi sinh vật phân huỷ dầu rất cao tại các vùng ven biển có tàu bề qua lại 104-106 tế bào/g cát. Đó chính là nhân tố tự làm sạch khi xuất hiện sự cố ô nhiễm.Kết quả thử nghiệm xử lý ô nhiễm dầu thô tại bãi biển Nha Trang (1999-2000) và xử lý vụ tràn 900 tấn DO tại Vũng Tàu (09/2001) cho thấy khả năng phân huỷ dầu của vi khuẩn nội tại đạt 75%. Nếu được bổ sung nguồn nitơ, và phốtpho thì khả năng phân huỷ dầu tăng lên 86%. Trường hợp bổ sung thêm chất hoạt hoá bề mặt sinh học có thể xử lý hoàn toàn dầu ô nhiễm sau 1 tháng thử nghiệm.
  • Sản xuất các chế phẩm vi sinh xử lý nước các ao nuôi tôm: Từ các vi sinh vật hữu ích nội tại được phân lập từ chính các ao nuôi tôm như: Nitrosomonas sp., Nitrobacter sp., Bacillus subtilis, Oceanimonas denitrificans, Lactobacillus buchneri, Bacillus sp., Lactococcus lactis đã tiến hành cố định chúng trên hạt zeolit.Tạo 4 chế phẩm (CNSH-HP, CNSH-NC, Nitrobact 1 và 2) cung cấp cho các xã Trường Giang, Nông Cống, Thanh Hoá, thị trấn Sịa, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế, HTX NTTS Hoằng Hoá, Thanh Hoá, Công ty CP Phát triển NTTS Phú Vang, Thừa Thiên Huế.Đã thử nghiệm so sánh 4 loại chế phẩm tự tạo đó với các loại chế phẩm sinh học đang lưu hành trên thị trường tại 10 hồ nuôi tôm (Quảng Điền, Phú Vang) và 12 ha tại 2 khu nuôi tôm công nghiệp Nông Cống và Hoằng Hoá. Kết quả thử nghiệm cho thấy, các hồ thử nghiệm chế phẩm ở Thừa Thiên Huế đã tăng năng suất từ 30-35%, tại Thanh Hoá năng suất đã tăng gấp 2-3 lần so với hồ đối chứng.

Các công trình công bố, xuất bản:

Đã công bố 7 bài báo trên tạp chí quốc tế; 27 bài báo tham gia Hội nghị quốc tế; 34 bài báo đăng trên các tạp chí trong nước và 37 bài đăng trong Kỷ yếu Hội nghị trong nước

Các công trình công bố quốc tế 2014 - 2018:

  1. Kieu Thi Quynh Hoa, H. Horn, E. Mueller (2014). The effect of heavy metals on microbial community structure of sulfidogenic consortium. Bioprocess and Biosystems Engineering 37: 45-460.
  2. Kieu Thi Quynh Hoa, Nguyen Thi Yen, Dang Thi Yen, Nguyen Thanh Binh, Vuong Thi Nga, Horn H. (2015). Optimization of sulfide production by an indigenuous consortium of sulfate-reducing bacteria for the treatment of lead-contaminated wastewater. Bioprocess and Biosystems Engineering 38: 2003-2011.
  3. Kieu Thi Quynh Hoa, Nguyen Thi Yen, Dang Thi Yen, Nguyen Thanh Binh (2016). Use of Response Surface Methodology to Optimize Culture Conditions for Hydrogen Production by an Anaerobic Bacterial Strain from Soluble Starch. Journal of Electronic Materials 45(5): 2632-2638.
  4. Nguyen Thi Yen, Kieu Thi Quynh Hoa, Stephanie West, Dang Thi Yen, Horn H. (2017). Community structure of a sulfate-reducing consortium in lead-contaminated wastewater treatment process. World J Microbiol Biotechnol (2017): 33:10.

Các công trình công bố trong nước 2014 - 2018

  1. Vương Thị Nga, Kiều Thị Quỳnh Hoa, Trần Đình Mấn, Lại Thúy Hiền (2014). Khả năng tạo chất hoạt hóa sinh học và phân hủy dầu thô mỏ Bạch Hổ của hai chủng vi khuẩn Acinetobacter sp. H1 và H3 phân lập từ ven biển Việt Nam. Hội nghị Khoa học toàn quốc về sinh học biển và phát triển bền vững lần thứ 2, 687-694.
  2. Vương Thị Nga, Nguyễn Thị Yên, Kiều Thị Quỳnh Hoa, Lại Thúy Hiền (2014). Hiệu quả xử lý ô nhiễm dầu ven biển bằng chế phẩm chất hoạt hóa bề mặt sinh học được tổng hợp bởi vi sinh vật biển. Tạp chí Công nghệ Sinh học 12 (1): 189-196.
  3. Nguyễn Thị Yên, Vương Thị Nnga, Kiều Thị Quỳnh Hoa, Đặng Thị Yến, Nguyễn Thanh Bình (2014). Ảnh hưởng của một số yếu tố lên khả năng sử dụng muộn than của chủng Bacillus flexus HL2SM-BC1 phân lập từ Vịnh Hạ Long. Hội nghị Khoa học toàn quốc về sinh học biển và phát triển bền vững 749-756.
  4. Nguyễn Thị Yên, Kiều Thị Quỳnh Hoa, Đặng Thị Yến, Nguyễn Thị Thu Huyền (2015). Ảnh hưởng của L-cystein đến quá trình tạo khí hydro của chủng vi khuẩn Thermoanaerobacterium acidotolerants Trau dat và chủng Clostridium TR2 trong điều kiện nuôi cấy đơn và đồng nuôi cấy. Tạp chí Công nghệ sinh học 13(2) 311-317.
  5. Vương Thị Nga, Kiều Thị Quỳnh Hoa, Trần Đình Mấn, Lại Thị Hiền (2015). Nghiên cứu quần thể vi sinh vật trong mô hình xử lý ô nhiễm dầu ven biển bằng phương pháp nuôi cấy và không nuôi cấy. Tạp chí Công nghệ sinh học 13(2A): 785-792.
  6. Vương Thị Nga, Nguyễn Thị Yên, Kiều Thị Quỳnh Hoa, Lại Thúy Hiền (2015). Tối ưu hóa môi trường tạo chất hoạt hóa bề mặt sinh học của chủng Rhodococcus ruber TD2 bằng phương pháp bề mặt đáp ứng. Tạp chí sinh học 36(3): 360-366.
  7. Kiều Thị Quỳnh Hoa, Nguyễn Thị Yên, Đặng Thị Yến (2016). Nâng cao khả năng tạo sulfide của hỗn hợp chủng vi khuẩn khử sulfate thu được từ nước thải ô nhiễm chì. Tạp chí Khoa học và Công nghệ 54(1): 27-36.
  8. Nguyễn Thị Yên, Đặng Thị Yến, Kiều Thị Quỳnh Hoa (2016). Lead removal by an indigenous consortium of sulfate-reducing bacteria cultivated from Dong Mai, Van Lam, Hung Yen, Viet Nam. Tạp chí Công nghệ Sinh học 14(1A): 557-562.
  9. Kiều Thị Quỳnh Hoa, Nguyễn Thị Yên, Đặng Thị Yến (2016). Khả năng tạo chất hoạt hóa bề mặt và phân hủy dầu thô của chủng nấm men 1214-BK14 phân lập từ giếng khai thác dầu ở mỏ Bạch Hổ, Vũng Tàu. Tạp chí Sinh học 38 (2): 179-185.
  10. Kiều Thị Quỳnh Hoa, Đặng Thị Yến, Vương Thị Nga, Nguyễn Thị Yên (2016). Đánh giá khả năng loại cadmium từ đất ô nhiễm bằng chất hoạt hóa bề mặt sinh học tạo ra từ chủng Pseudomonas aeruginosa CB5a. Tạp chí Công nghệ sinh học 13(2A): 763-769.
  11. Kiều Thị Quỳnh Hoa, Nguyễn Thị Yên, Đặng Thị Yến (2016). Nâng cao khả năng tạo chất hoạt động bề mặt sinh học của chủng nấm men Candida tropicalis 1214-BK14 phân lập từ giếng khai thác dầu ở mỏ Bạch Hổ bằng phương pháp đáp ứng bề mặt. Hội nghị Vi sinh vật ứng dụng quốc tế lần thứ 1
  12. Kiều Thị Quỳnh Hoa, Nguyễn Thị Yên, Đặng Thị Yến (2017). Tối ưu hóa khả năng tạo chất hoạt động bề mặt sinh học của chủng nấm men Candida tropicalis 1214-BK14 phân lập từ giếng khai thác dầu ở mỏ Bạch Hổ - Vũng Tàu, Việt nam bằng phương pháp đáp ứng bề mặt. Tạp chí Công nghệ Sinh học 15(1): 189-198.

Sách đã xuất bản:

  1. 2017). Giáo trình phân loại vi sinh vật. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ

Luận án:

  1. Vương Thị Nga (2015). Nghiên cứu và ứng dụng vi khuẩn sử dụng hydrocacbon trong xử lý ô nhiễm dầu ven biển.