Công trình khoa học

Các Đề tài và dự án giai đoạn 2004 đến nay

Từ 2004 đến nay, Phòng chủ nhiệm 3 đề tài cấp nhà nước thuộc Chương trình nghiên cứu cơ bản, 2 đề tài cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và hiện nay đang chủ nhiệm 1 Dự án sản xuất thử cấp Viện KH&CN Việt Nam. Trong giai đoạn này, Phòng đã tham gia 1 đề tài nhánh của Đề tài KC04.10. Tổng số kinh phí được đầu tư là hơn 500 triệu VNĐ.

Các kết qủa nổi bật

(1)Thiết lập các tập đoàn và cơ cấu chủng vi sinh vật hữu ích có giá trị phân bón sinh học cho các loại cây trồng khác nhau (xem Danh mục các bài báo). Hoạt tính sinh học của các chủng được bảo quản ổn định

(2) Các chế phẩm giống vi sinh vật dùng cho sản xuất phân sinh học Rhizoda (phân vi sinh cho cây họ đậu), Rhizolu (phân vi sinh cho cây lúa nước), VSVH (phân vi sinh đa chức năng cho cây trồng cạn) và VSVM (vi sinh vật mùn hóa phế thải giàu xenlulô). Chế phẩm có dạng xốp, đóng gói 1 kg bằng túi polyme, thời gian bảo quản 6 - 12 tháng

(3) Chế phẩm sinh học phòng chống bệnh thối rễ - lở cổ rễ cây trồng do nấm Fusarium oxysporum và Rhizoctonia solani có nguồn gốc từ trong đất, Antiforhis. Chế phẩm có dạng nhão, 100g/túi, an toàn cho môi trường và con người, và có thời gian bảo quản 12 tháng. Về kinh tế, sử dụng chế phẩm luôn làm tăng giá trị thu nhập, tùy theo loại cây trồng; lợi nhuận có thể đạt từ vài chục nghìn đồng đến một triệu đồng trên 1 sào Bắc Bộ/vụ (Báo cáo thực hiện đề tài cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, giai đoạn 2006 - 2007)

(4)Các quy trình lên men xốp các sản phẩm.

Các công trình công bố và xuất bản:

  • Đã công bố được 1 bài trên tạp chí quốc tế
  • 5 bài trong tuyển tập Hội nghị quốc tế
  • 32 bài trên tạp chí trong nước
  • 30 bài trong Kỷ yếu Hội nghị trong nước và 1 cuốn sách chuyên khảo

Các công trình công bố và xuất bản  2014 - 2018:

Công bố quốc tế:

  1. Phan Thi Hong-Thao, Nguyen Vu Mai-Linh, Nguyen Thi Hong-Lien, and Nguyen Van Hieu (2016). Biological Characteristics and Antimicrobial Activity of Endophytic Streptomyces sp. TQR12-4 Isolated f rom Elite Citrus nobilis Cultivar Ham Yen of Vietnam, International Journal of Microbiology, Volume 2016, 7 pages.

Hội nghị quốc tế:

  1. Nguyen Thi Hong Lien, Nguyen Van Hieu, Pham Thi Bich Hop, Cao Van Son, Dang Van Son, Phan Thi Hong Thao (2015). Biocharacterization and identification of lignin degrading fungus CP36 isolation from the forests of north central Vietnam, The 4th Academic Conference on Natural Science for Young Scientists, Master & PhD Students from Asean Countries. 15-18 December, 2015 - Bangkok, Thailand, ISSN 978-604-913-088-5, pp. 2009-2015.

Công bố trong nước

  1. Phan Thị Hồng Thảo, Vũ Văn Lợi, Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Thị Hồng Liên, Phạm Thị Bích Hợp, Vũ Quang Phong, Hà Đức Anh (2014). Phân loại xạ khuẩn C5X1 từ đất vùng rễ có khả năng đối kháng Colletotrichum sp., tác nhân gây bệnh thán thư. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 30(6S), tr. 501-507.
  2. Nguyễn Thị Hồng Liên, Nguyễn Văn Hiếu, Vũ Văn Lợi, Phạm Thị Bích HợpPhan Thị Hồng Thảo (2014). Nghiên cứu lên men sinh tổng hợp hoạt chất kháng nấm gây bệnh thán thư của chủng Streptomyces oliviridis C5X1, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, tập 30 (6S) 164-170.
  3. Vũ Thị Hạnh Nguyên, Vũ Văn Lợi, Nguyễn Đình Tuyến, Phan Thị Hồng Thảo, Hồ Tuyên, Phạm Thanh Huyền, Lê Gia Hy, Phí Quyết Tiến (2014). Nghiên cứu cố định D-Amino Acid Oxidase tái tổ hợp trên vật liệu khung kim loại hữu cơ MSD1 ứng dụng trong chuyển hóa sinh học, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, vol 30 (6S): 341-346.
  4. Nguyễn Thị Hồng Liên, Nguyễn Văn Hiếu, Cao Văn Sơn, Đặng Văn Sơn, Phạm Thị Bích Hợp, Phan Thị Hồng Thảo (2015) Nghiên cứu điều kiện sinh tổng hợp enzym phân hủy lignin của nấm mục trắng Trametes versicolor VCĐ4. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 31(4S), tr. 194-202.
  5. Phan Thị Hồng Thảo, Nguyễn Vũ Mai Linh, Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Thị Hồng Liên (2016). Đặc điểm sinh học và khả năng sinh tổng hợp chất kích thích sinh trưởng thực vật của xạ khuẩn nội sinh Streptomyces hebeiensis TQR8-7, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Số ISSN: 0866-708X, 54(4A), 31-39.
  6. Phan Thị Hồng Thảo, Nguyễn Vũ Mai Linh, Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Thị Hồng Liên (2016). Phân lập xạ khuẩn nội sinh trên cây cam Hàm Yên-Tuyên Quang và đặc điểm sinh học của Streptomyces angustmyceticus C12, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Số ISSN: 1859-4581, 2: 25-31.
  7. Phan Thị Hồng Thảo, Nguyễn Vũ Mai Linh, Nguyễn Thị Hồng Liên, Nguyễn Kiều Băng Tâm, Nguyễn Văn Hiếu (2016). Xạ khuẩn nội sinh Streptomyces parvulus HNR3X4 trên cây bưởi Diễn Hà Nội và tiềm năng sinh tổng hợp chất kháng khuẩn, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc Gia Hà Nội, 32(1S): 327-333.
  8. Phan Thi Hong Thao, Nguyen Vu Mai Linh, Nguyen Thi Hong Lien, Nguyen Van Hieu (2016). Biologycal and taxonomical characteristics of endophytic Streptomyces TQR8-14 and its potential for production of antimicrobial substance, Journal of Biotechnology, 14(4): 713-720.
  9. Nguyen Thi Hong Lien, Nguyen Van Hieu, Luong Thi Hong, Hy Tuan Anh, Phan Thi Hong Thao (2016). Identification of white rot fungus CP9 and its application potential in biopulping, Journal of Biotechnology, Số ISSN: ISSN: 1811-4989, 14(4): 721-726.
  10. Nguyễn Thị Minh Thu, Nguyễn Quang Hùng Nguyễn Kiều Băng Tâm, Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Thị Hồng Liên, Phan Thị Hồng Thảo (2017). Đặc điểm sinh học của các chủng Rhizobium phân lập từ nốt rễ cây đậu tương tại Hà Nội, Việt Nam, Tạp chí Khoa học đại học quốc gia Hà Nội, Các Khoa học trái đất và môi trường, Tập 33, số 1S.
  11. Nguyễn Thị Hồng Liên, Trần Thị Hương, Nguyễn Văn Hiếu, Phan thị Hồng Thảo (2017). Phân loại và nghiên cứu khả năng phân hủy nhựa cây trong dăm mảnh gỗ keo của chủng nấm mục trắng Perenniporia sp TĐ 95 nhằm ứng dụng trong sản xuất bột giấy sinh học, Tạp chí Khoa học đại học quốc gia Hà Nội, Các Khoa học trái đất và môi trường, Tập 33, số 1S.
  12. Nguyễn Vũ Mai Linh, Phan Thị Hồng Thảo, Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Thị Hồng Liên (2017). Tiềm năng ứng dụng nano bạc và đồng ức chế nấm Penicilium digitatum gây bệnh mốc xanh ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội.
  13. Nguyễn Văn Hiếu, Đặng Thị Nhung, Đào Thị Hồng Vân, Nguyễn Thị Hồng Liên, Phan Thị Hồng Thảo (2017). Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón nano kim loại đến chủng vi khuẩn Bacillus subtilis Tao2, Tạp chí khoa học Viện Đại Học Mở Hà Nội 37: 30-41..
  14. Nguyễn Thị Hồng Liên, Phan Thị Hồng Thảo, Trần Thị Hương, Nguyễn Thị Minh Thu,Nguyễn Văn Hiếu (2017). Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón nano kim loại đến chủng vi khuẩn Pseudomonas sp.52, Tạp chí khoa học ĐHQG Hà Nội: Khoa học tự nhiên và công nghệ 33 (2S): 84-89.
  15. Vũ Thị Hạnh Nguyên, Vũ Văn Lợi, Nguyễn Đình Tuyến, Phan Thị Hồng Thảo, Đặng Thị Thùy Dương, Nguyễn Phương Nhuệ, Lê Gia Hy, Phí Quyết Tiến (2015). Khảo sát khả năng cố định D-amino acid oxidase tái tổ hợp trên một số vật liệu khung kim loại hữu cơ (MOF) kích thước nano, Tạp chí Công nghệ sinh học Số ISSN: ISN 1811-4989, 13(2): 319-325.
  16. Nguyễn Văn Hiếu, Nghiêm Thị Giang, Nguyễn Thị Hồng Liên, Nguyễn Tiến Dũng, Phan Thị Hồng Thảo, Đào Thị Hồng Vân (2015). Nghiên cứu thu nhận polisacarit từ nấm Cordyceps bifusispora CPS1 bằng phương pháp lên men. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, 20, tr 32-38.