Công trình khoa học

Các đề tài nghiên cứu đã và đang thực hiện

  • Chủ nhiệm đề tài: Nghiên cứu giám định hài cốt liệt sĩ bằng kỹ thuật gen. Cấp quản lý: Cấp Viện Công nghệ sinh học. Đã nghiệm thu đạt loại xuất sắc.
  • Chủ nhiệm đề tài: Ứng dụng gen ty thể (mtDNA) trong giám định gen hài cốt liệt sỹ. Cấp quản lý: Cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Đã nghiệm thu đạt loại xuất sắc.
  • Chủ nhiệm đề tài “Giám định gen hài cốt liệt sỹ bằng kỹ thuật gen” thuộc đề tài cấp Nhà nước KC-04-23 do PGS. TS. Nguyễn Trọng Toàn làm chủ nhiệm đã được nghiệm thu đạt loại khá.
  • Chủ nhiệm đề tài: Nghiên cứu tách dòng và xác định trình tự gen virus gây bệnh xoăn lùn ở cây bông. Cấp Nhà nước. Đề tài thuộc chương trình KHCB năm 2004-2005. Đề tài được đánh giá hoàn thành tốt nội dung đã đăng ký. Mức đánh giá: đạt.
  • Chủ nhiệm đề tài nhánh: Nghiên cứu sinh học các peptit có hoạt tính sinh d­ược cao, thuộc đề tài trọng điểm trong chương trình Khoa học cơ bản, do PGS. TS. Lê Trần Bình chủ trì được đánh giá xuất sắc. (Kết quả đề tài được viết thành sách chuyên khảo: ứng dụng các kỹ thuật sinh học phân tử trong nghiên cứu tài nguyên sinh vật Việt Nam, sách do nhà xuất bản KH&KT xuất bản, năm 2003”.
  • Chủ nhiệm đề tài nhánh: Nghiên cứu các chất có hoạt tính sinh học của vi khuẩn đỏ, thuộc đề tài nghiên cứu cơ bản do PGS. TSKH. Trần Văn Nhị chủ trì được đánh giá đạt.
  • Chủ nhiệm đề tài nhánh “Nghiên cứu tạo phân tử hai chức năng Carrier-melittin” thuộc đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nước KC-04-17 do PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Dao làm chủ nhiệm, đã được nghiệm thu đạt loại khá.
  • Chủ nhiệm đề tài nhánh “Nghiên cứu khả năng chuyển gen vào phôi gà” thuộc đề tài cấp Nhà nước KC-04-18 do GS. TS. Nguyễn Mộng Hùng làm chủ nhiệm, đã nghiệm thu đạt loại khá.
  • Chủ nhiệm đề tài Nhà nước: “Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng kháng thể đơn dòng trong chẩn đoán và điều trị bệnh ở người” Mã số KC-10.09/06-10. Thời gian thực hiện từ tháng 4/2007 đến tháng 10/2009. 

Bằng phát minh sáng chế

Bằng giải pháp hữu ích: Lê Quang Huấn và Vũ Thị Bích Hường, 2007. Phân tử protein tái tổ hợp có khả năng gắn kết và làm tan các tế bào lympho tách từ máu ngoại vi của bệnh nhân mắc bệnh Hodgkin. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 622. Quyết định số 6638/QĐ-SHTT, ngày 5/6/2007.

Các công trình công bố, xuất bản:

Đã công bố được 3 bài báo trên tạp chí quốc tế; 2 bài trong Tuyển tập Hội nghị quốc tế; 17 bài trong tạp chí trong nước; 38 bài trong Kỷ yếu Hội nghị trong nước; Là tác giả và đồng tác giả của 4 cuốn sách chuyên khảo

Kết quả nghiên cứu khoa học

Công nghệ tế bào
  • Nuôi cấy các dòng tế bào ung thư (dòng tế bào ung thư máu, ung thư vú, ung thư đại tràng…) giúp cho việc kiểm tra hoạt tính dược học của các sản phẩm tự nhiên và tái tổ hợp trên tế bào trước khi thử nghiệm lâm sàng: Sử dụng kỹ thuật nuôi cấy in vitro tế bào ung thư của người, các dòng tế bào ung thư chuẩn: ung thư tuyến tiền liệt (dòng LNCap), ung thư vòm họng (dòng KB), ung thư cơ (dòng RD), ung thư máu (dòng HL), ung thư vú (dòng MCF.7) để xác định liều ức chế sự phát triển tế bào ung thư (ID50) và tác dụng điều trị ung thư của các hoạt chất tách chiết từ nguồn dược liệu của Việt Nam, đặc biệt những dược liệu đã và đang được sử dụng trong điều trị ung thư mà chưa được nghiên cứu cơ bản như: lá trinh nữ hoàng cung, cây bán chi liên, cây diếp cá (ngư tinh thảo), cây lưỡi rắn (bạch hoa xà thiệt thảo), vỏ núc nác (hoàng bá), con rết (ngô công), mật gấu (hung đởm), vẩy tê tê (xuyên sơn giáp), nấm linh chi, lá đu đủ. Nghiên cứu tạo các tế bào hybridoma có khả năng sản xuất các kháng thể đơn dòng đặc hiệu các kháng nguyên đích nhằm tạo KIT chẩn đoán bệnh ở động vật và ở người (Đỗ Thị Thảo và cs., 2007); Sử dụng các dòng tế bào nuôi cấy để đánh giá khả năng phòng chống ung thư của các hợp chất tự nhiên có nguồn gốc từ động thực vật Việt Nam (Đỗ Thị Thảo và cs., 2008; 2007; 2005). 
  • Nghiên cứu sử dụng các yếu tố gây đông máu ở máu Sam biển để tạo chế phẩm (Limulus amoebocyte lysate, LAL) xác định nhanh sự có mặt của nội độc tố trong các dược phẩm và thực phẩm. Phép thử sử dụng LAL được gọi là LAL-Test được FDA chấp thuận (1983) như một phương pháp chuẩn để thử chí độ tố thay cho phương pháp thử chí nhiệt tố trên thỏ. Từ đó LAL-Test đã được áp dụng rộng rãi trong các ứng dụng lâm sàng và y sinh. Hướng nghiên cứu này đã được tiến hành từ những năm trước và đã có những kết quả rất khả quan có thể ứng dụng trong thực tiễn đặc biệt trong lĩnh vực y học và thực phẩm (Lê Xuân Tú và cs. 2000; Lê Quang Huấn và Lê Xuân Tú, 2001).
Công nghệ gen
  • Công nghệ gen đóng vai trò then chốt trong sinh học hiện đại, với sự phát triển không ngừng của kỹ thuật gen chúng ta đã có thể tiến hành các nghiên cứu về sự sống ở mức độ phân tử, tạo ra các giống cây trồng và vật nuôi với các tính trạng mong muốn. Đặc biệt trong lĩnh vực y học, công nghệ gen đã giúp cho việc nghiên cứu sâu về các bệnh di truyền, về ung thư, về miễn dịch và liệu pháp gen trong điều trị các bệnh di truyền… 
  • Hướng nghiên cứu tạo các kháng thể đơn dòng, đơn chuỗi có khả năng nhận biết và liên kết đặc hiệu với các kháng nguyên đích bằng kỹ thuật tế bào và kỹ thuật gen là một trong những nội dung nghiên cứu chính của Phòng công nghệ tế bào động vật hiện nay. Các kháng nguyên HER2/neu trong ung thư vú, kháng nguyên Cyfra21-1 trong ung thư phổi, kháng nguyên CD20, CD25, CD33 trong ung thư máu, kháng nguyên EPCA trong ung thư tuyến tiền liệt là các kháng nguyên đích để tạo kháng thể đặc hiệu đang được chúng tôi tiến hành và có những kết quả rất khả quan (Lã Thị Huyền và cs., 2006, Lê Quang Huấn và cs., 2008, Nguyễn Thị Thu Thủy và cs., 2008, Lê Thị Minh Phúc và cs., 2008, Đặng Thị Thu và cs., 2008; Lê Quang Huấn và Vũ Thị Bích Hường, 2005; Lê Quang Huấn, Lã Thị Huyền, 2004). Một điểm mới trong hướng nghiên cứu này là chúng tôi đã xây dựng được quy trình tạo thư viện kháng thể đặc hiệu kháng nguyên đích có nguồn gốc từ gà. Các kháng thể thu được từ thư viện này là nguồn nguyên liệu quý cho việc tạo KIT chẩn đoán vì chúng có ái lực liên kết cao hơn ái lực liên kết của các kháng thể được tạo ra theo các phương pháp trước đây (Lê Quang Huấn và cs., 2007, Nguyễn Thị Thu Thủy và cs., 2007…).
  • Một trong những hướng nghiên cứu mới đang được triển khai tại Phòng công nghệ tế bào động vật đó là việc ứng dụng kỹ thuật “Phage Display Technology” (kỹ thuật do Smith và cs đề xuất năm 1985) để thu nhận các phân tử kháng thể đặc hiệu với các kháng nguyên đích sử dụng trong việc tạo KIT chẩn đoán và điều trị các bệnh hiểm nghèo như bệnh ung thư, các bệnh tự miễn và các đào thải mảnh ghép cũng như các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus. 
  • Các kết quả nghiên cứu đã đạt được trong thời gian qua là những tín hiệu đáng mừng, góp phần khẳng định một hướng nghiên cứu mới trong sinh học phân tử để tạo ra các hợp chất có chức năng sinh dược học quý bằng công nghệ tế bào và công nghệ gen (Lã Thị Huyền và cs., 2006, Lê Quang Huấn và cs., 2008, Nguyễn Thị Thu Thủy và cs., 2008, Lê Thị Minh Phúc và cs., 2008, Đặng Thị Thu và cs., 2008; Lê Quang Huấn và Vũ Thị Bích Hường, 2007; 2005; Lê Quang Huấn, Lã Thị Huyền, 2004; Lê Quang Huấn, 2003; Lê Quang Huấn và cs., 2004; Nguyễn Xuân Hưng, Lê Quang Huấn, 2007). Đặc biệt, chúng tôi đã nghiên cứu để kết hợp kỹ thuật phage display với các kỹ thuật hiện đại có độ nhạy và đặc hiệu cao như ELISA, Real-time PCR để tạo KIT định lượng chính xác các kháng nguyên ung thư đích (Lê Quang Huấn và cs., 2008). 
  • Đây là hướng nghiên cứu mới lần đầu tiên triển khai ở Việt Nam và cũng là một trong các hướng nghiên cứu chính của Phòng Công nghệ tế bào động vật trong thời gian tới nhằm ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến và hiện đại nhất của công nghệ tế bào, công nghệ gen và miễn dịch học phân tử trong chẩn đoán và điều trị bệnh ở người. 
  • Một trong các hướng nghiên cứu được ứng dụng vào thức tế là sử dụng công nghệ gen trong giám định, đặc biệt là ứng dụng hệ gen ty thể trong giám định hài cốt liệt sỹ đã được Phòng công nghệ tế bào động vật triển khai trong nhiêu năm quan. Kết quả đã định danh được hơn 100 bộ hài cốt liệt sỹ trong số gần 200 bộ hài cốt đã phân tích. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được xây dựng thành Bộ phim khoa học “Hành trình gen”. Bộ phim đã đạt giải cao trong liên hoan Phim toàn quốc năm 2005.

Hiện nay, đề tài nghiên cứu này vẫn được tiếp tục triển khai để giúp các gia đình liệt sỹ tìm được hài cốt của con em mình đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ Quốc trước đây.

Công bố quốc tế 2014 - 2018

1. Duong Le Thi Thuy, Phuc Pham Van, Lua Dang Thi Minh, Huyen La Thi, Anh Tu Dam, Huan Le Quang (2014). Using the DNA-Chitosan complex as vaccine naoparticle in cancer. Global Journal of Animal breeding and Genetics, vol.2(5): 92-97.

2. T.M.H Nguyen, T.V.A Nguyen, T.H Le, T.H La, T.T.B Nguyen, Q.H. Le (2014). A case study on expression of single chain variable fragment of Anti-Her2 antibody by using recombinant baculovirus in Silkworms. International conference on the development of Biomedical engineering. IFMBE proceeding, vol5: (278-281).

3. Thi Thuy Duong Le, Thi Minh Lua Dang, Thi My Nhung Hoang, Thi Huyen La, Thi Minh Huyen Nguyen, Thanh Tam Nguyen, Quang Huan Le (2015). Anti-Tumor Activity of Docetaxel PLGA-PEG Nanoparticles with a Novel Anti-HER2 scFv. 2015 J. Nanomed Nanotechnol 6:267.

4. Kim Thach Nguyen, Thu Ha Nguyen, Dinh Ho Do and Quang Huan Le, (2016). Characterization of the paclitaxel loaded chitosan graft Pluronic F127 copolymer micelles conjugate with a DNA aptamer targeting HER-2 overexpressing breast cancer cells. Adv. Nat. Sci.: Nanosci. Nanotechnol. (8pp).

5. Thi Thuy Duong Le, Thu Hong Pham, Trong Nghia Nguyen, Thi Hong Giang Ngo, Thi My Nhung Hoang and Quang Huan Le, (2016). Evaluation of anti-HER2 scFv-conjugated PLGA–PEG nanoparticles on 3D tumor spheroids of BT474 and HCT116 cancer cells. Adv. Nat. Sci.: Nanosci. Nanotechnol. 7: 025004 (7pp).

6. Kim Thach Nguyen, Duc Vinh Le, Dinh Ho Do and Quang Huan Le, (2016). Development of chitosan graft pluronic®F127 copolymer nanoparticles containing DNA aptamer for paclitaxel delivery to treat breast cancer cells. Adv. Nat. Sci.: Nanosci. Nanotechnol. Vol 7. 025018 (8pp).

7. Thi Hanh Le, Van Phuc Pham, Thi Huyen La, Thi Binh Le, Quang Huan Le (2016). Electrochemical aptasensor for detecting tetracycline in milk. Adv. Nat. Sci.: Nanosci. Nanotechnol. 7 (2016) 015008 (6pp).

8. Le Thi Minh Phuc, T. Sasaki, H. Shimizu, N.T.M. Huyen, N.T.T. Thuy, L.Q. Huan, Akiyoshi Taniguchi (2018). Enhancement of recombinant antibody expression level by growth controlled medium. The Open Biotechnology Journal, 12, 78-85.

9. Nguyen XH, TL Trinh, Vu TB, Le QH, To KA (2018). Isolation of phage‐display library‐derived scFv antibody specific to Listeria monocytogenes by a novel immobilized method. J Appl Microbiol. 124(2):591-597.

10. Son T. T. Dang, Valeria Bortolaia, Nhat T. Tran, Huan Q. Le and Anders Dalsgaard, (2018). Cephalosporin-resistant Escherichia coli isolated from farm workers and pigs in northern Vietnam. Tropical Medicine and International Health. volume 23 no 4 pp 436–445.

Công bố trong nước 2014 - 2018

1. Lê Thị Hạnh, Phạm Văn Phúc, Nguyễn Thanh Thủy, Lã Thị Huyền, Nghiêm Thị Hà Liên, Nguyễn Thị Thu Thủy, Lê Quang Huấn (2014). Sử dụng quy trình SELEX sàng lọc Aptamer nhận biết đặc hiệu vi khuẩn E.coli O157:H7. Tạp chí Y học Việt Nam (421): 72-79.

2. Lã Thị Huyền, Phạm Văn Phúc, Đặng Thị Minh Lụa, Phạm Thu Thùy, Lã Thị Quyên, Nghiêm Thị Hà Liên, Đào Huyền Quyên, Lê Quang Huấn, Nguyễn Văn Dịp (2014). Nghiên cứu tạo beta-glucan kích thước nano và xác định hoạt tính tăng cường miễn dịch của sản phẩm. Tạp chí Y học thực hành (89): 80-85.

3. Lê Thị Hạnh, Đào Huyền Quyên, Lã Thị Huyền, Lê Quang Huấn (2014). Nghiên cứu tạo aptamer nhận biết đặc hiệu kháng sinh tetracyline. Tạp chí Y học thực hành (80): 10-16.

4. Đào Huyền Quyên, Hoàng Thị Bích Ngọc, Lê Quang Huấn, (2014). Sự thay đổi nồng độ CD33 và tế bào Blast trong máu các bệnh nhân Lơ-xê-mi- cấp dòng tủy trước các đợt điều trị hóa chất. Y học Việt Nam, ISSN 1859-1868, tập 421, trang 54-60.

5. Nguyễn Kim Thạch, Đỗ Đình Hồ, Lê Quang Huấn, (2015). Nghiên cứu tạo hạt nano chitosan chứa palitaxel ứng dụng trong điều trị ung thư. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, Tập 49, số 3, trang 1-9.

6. Huỳnh Hoàng Như Khánh, Cao Thị Thúy Hằng, Phạm Đức Thịnh, Bùi Minh Lý, Lê Quang Huấn, Ngô Thị Duy Ngọc, Phan Thị Hoài Trinh, Võ Thị Diệu Trang, Lê Thị Hoa (2015) Sự phân bố và điều kiện xúc tác của β-1,3-glucanase ở động vật không xương sống biển Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ 53 (2): 139-146.

7. Nguyễn Trường Giang, Đặng Thị Minh Lụa, Lê Thị Hạnh, Phạm Văn Phúc, Lê Thị Minh Phúc, Lê Thị Kim Xuân, Đào Huyền Quyên, Lã Thị Huyền, Lê Quang Huấn (2015). Nghiên cứu sàng lọc aptamer có ái lực liên kết cao với kháng sinh Penicillin. Tạp chí Y học Việt Nam (433): 171-176.

8. Lã Thị Huyền, Phạm Văn Phúc, Đàm Tú Anh, Nguyễn Thị Loan, Lê Quang Huấn, Phạm Thu Thùy, Nguyễn Văn Dịp (2016). Nghiên cứu tác dụng của 1,3-β-D Glucans kích thước nano lên hoạt động của đại thực bào chuột thí nghiệm. Tạp chí Y học thực hành 999: (117-120).

9. Phạm Thị Thùy, Trần Thị Bích Đào, Lê Thị Hạnh, Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Minh Hiền, Lã Thị Huyền (2017). Xây dựng phương pháp multiplex PCR xác định một số tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết. Tạp chí Y học thực thành 1037 (3): 142-145.

10. Lã Thị Huyền, Trần Thị Bích Đào (2017). Tế bào gốc ung thư máu: phương pháp nhận dạng và điều trị hướng đích. Tạp chí Y học Việt Nam 458 (Số đặc biệt tháng 9): (12-19).

11. Ngô Thu Hà, Lã Thị Huyền, Lê Thị Thanh Hương, Nguyễn Hữu Quân, Nguyễn Khắc Tấn, Nguyễn Phú Hùng (2017). Xác định sự biểu hiện của marker tế bào gốc ung thư CD44 và ALDH của dòng ung thư dạ dày MKN45. Tạp chí Y học Việt Nam 458 (Số đặc biệt tháng 9): (136-143).

Bằng sáng chế, Giải pháp hữu ích

1. Lê Quang Huấn, Đặng Thị Cẩm Hà, Đái Duy Ban, Thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện ma túy nhóm Opiat. Bằng Độc quyền Giải pháp hữu ích, số 1254. Theo quyết định sô 25054/QĐ-SHTT ngày 04-05-2015

2. Lê Quang Huấn, Lã Thị Huyền, Nguyễn Thị Minh Huyền, Nguyễn Thị Thu Thủy Bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 1462, theo quyết định số 74812/QĐ-SHTT, cấp ngày 21.11.2016: Phân tử axit nucleic vận chuyển thuốc hướng đích để điều trị bệnh ung thư.

3. Lê Quang Huấn, Lã thị Huyền, Phạm Văn Phúc, Lê Thị Hạnh. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích số: 1722, Theo quyết định số: 31276/QĐ-SHTT, ngày: 10/5/2018. Cặp phân tử nucleotit tái tổ hợp để xác định nhanh tetraxyclin trong sữa. Ngày nộp đơn, 09/03/2015; số đơn 2-2015-00054.