Đăng ký sơ tuyển học bổng chương trình đào tạo tại Viện Khoa học và Công nghệ NARA, Nhật Bản

Căn cứ chương trình hợp tác song phương giữa Viện Công nghệ sinh học và Viện Khoa học và Công nghệ Nara, Nhật Bản (NAIST), Viện Công nghệ sinh học xin thông báo để các cán bộ có quan tâm nộp hồ sơ đăng ký thi sơ tuyển chương trình đào tạo Tiến sĩ tại NAIST gồm:
1. Đơn xin dự tuyển (mẫu kèm theo)
2. Bản sao văn bằng và bảng điểm đại học hoặc thạc sĩ
3. Bản sao chứng chỉ TOEIC hoặc TOEFL/ IELTS (nếu có)
Ghi chú yêu cầu:
• Ứng viên phải có ngày sinh sau ngày 02/4/1986
• Có điểm CGPA đại học hoặc thạc sĩ tối thiểu 3.4
• Đề nghị ứng viên quan tâm xem kỹ yêu cầu của chương trình được gửi kèm theo
• Sau vòng sơ tuyển tại Viện Công nghệ sinh học, ứng viên được chọn mới cần chuẩn bị hồ sơ theo danh mục yêu cầu của NAIST. Viện Công nghệ sinh học sẽ gửi danh sách trúng tuyển sang NAIST. NAIST không xét hồ sơ của ứng viên tự gửi trực tiếp tới NAIST.
Đề nghị các ứng viên đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu và quan tâm gửi hồ sơ đăng ký cho ThS. Phạm Nguyệt Minh, Phòng Quản lý tổng hợp trước 16h ngày 18/10/2019.

Download mẫu đơn tại đây

Thông tin luận án NCS Châu Ngọc Điệp

Tên đề tài luận án: Nghiên cứu tìm kiếm các hoạt chất gây độc tế bào ung thư từ loài san hô mềm Menella woodin ở vùng biển Cô Tô
Chuyên ngành: Hóa sinh học Mã số: 9420116
Họ và tên Nghiên cứu sinh: Châu Ngọc Điệp

Xem tiếp...

Thông tin luận án NCS Nguyễn Thị Minh Thanh

Tên đề tài: Nghiên cứu đa hình hệ gen các dòng tôm sú (Penaeus monodon) Việt Nam nhằm phục vụ công tác chọn giống tôm.
Chuyên ngành: Di truyền học Mã số: 9 42 01 21
Họ và tên Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Minh Thanh
Họ và tên cán bộ hướng dẫn:
                                                   1. PGS.TS. Đinh Duy Kháng - Viện Công nghệ sinh học
                                                   2. PGS.TS. Nguyễn Hữu Ninh -Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III.
Cơ sở đào tạo: Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
     1. Đã phát hiện được 309 alen từ 60 mẫu tôm sú thuộc 3 quần đàn vùng biển Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ của Việt Nam với số lượng alen trùng nhau giữa các mẫu trong mỗi quần đàn lần lượt là 0, 4, 8 cho thấy đa hình di truyền thể hiện rõ nhất ở quần đàn Bắc Trung Bộ.
     2. Đã sàng lọc được 1799 SNP chỉ xuất hiện ở tôm sú lớn nhanh.
    3. Đã xác định được hai SNP nằm trong vùng exon (vùng light meromyosin) của gen MHC ở họ giáp xác: SNP A4486G trên MHCa làm biến đổi codon AAA thành AAG nhưng không làm thay đổi acid amin Lysine; SNP G4320A trên MHC1 làm biến đổi codon GGA (mã hóa acid amin Glycine) thành GAA (mã hóa acid amin Glutamic).
    4. Đã sử dụng SNP G4320A trên gen MHC1 để thiết kế mồi đặc hiệu trong kỹ thuật KASP ứng dụng trong việc sàng lọc chỉ thị SNP có tiềm năng liên kết với tính trạng tăng trưởng nhanh nhằm hỗ trợ trong công tác chọn giống tôm sú.

Xem chi tiết tại đây