Thông tin luận án NCS Đỗ Thị Liên

  • Tên đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng vi khuẩn tía quang hợp để xử lý sulfide trong các nguồn nước ô nhiễm”
  • Chuyên ngành: Vi sinh vật họcMã số: 62 42 01 07
  • Họ và tên Nghiên cứu sinh:   Đỗ Thị Liên    
  • Họ và tên cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Đinh Duy Kháng - Viện Công nghệ sinh học

                                              TS Đỗ Thị Tố Uyên - Viện Công nghệ sinh học          

  • Cơ sở đào tạo: Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

  1. Đã phân lập được 35 chủng VKTQH từ các mẫu bùn và nước tại các thủy vực nuôi trồng thủy sản tại Quảng Ninh, Thanh Hóa và ao nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long, trong đó đã tuyển chọn được ba chủng TH21, QN71 và QN52 có khả năng sinh trưởng và hoạt tính loại bỏ sulfide cao nhất.
  2. Đã xác định: hai  chủng QN71 và QN52 thuộc loài Rhodobacter sphaeroides; chủng TH21 thuộc loài Rhodovullum sulphidophilum bằng phương pháp phân loại hình thái tế bào, các đặc tính về sinh lý sinh hóa kết hợp với trình tự gen 16S rDNA và trình tự gen pufM.
  3. Đã tách dòng và xác định được trình tự gen sqr (mã hóa cho sulfide quinone reductase – enzyme chìa khóa của quá trình oxy hóa sulfide) của ba chủng TH21, QN71 và QN52 và được đăng ký trên Ngân hàng Gen Quốc tế với mã số lần lượt là KP939364, KP939366 và KP939365.
  4. Ba chủng TH21, QN71 và QN52 sinh trưởng và có hoạt tính tốt nhất ở khoảng nhiệt độ 26 – 28oC, ở khoảng pH 5,5 – 7,5, nồng độ muối 0 – 1,5%, cường độ chiếu sáng khoảng 3600 – 6000 lux. Chúng còn có khả sinh trưởng trên một số nguồn cơ chất dễ tìm kiếm như: acetate, succinate và bột đậu tương. Từ đó đã xây dựng được sơ đồ sản xuất sinh khối VKTQH nhằm sản xuất chế phẩm xử lý sulfide.
  5. Đã thử nghiệm chế phẩm VKTQH ở điều kiện phòng thí nghiệm với các nguồn nước thải như: sản xuất bún, sản xuất tinh bột, từ lò mổ, sau xử lý Biogas và nước thải sinh hoạt. Hiệu xuất xử lý sulfide là 93% với nước thải sản xuất bún, NT xuất tinh bột là 88%, NT lò mổ 84%, NT sau Biogas là 79% và nước thải sinh hoạt là 58%.
  6. Đã thử nghiệm chế phẩm VKTQH xử lý sulfide trong đáy ao nuôi cá rô phi ở điều kiện pilot và tự nhiên: hàm lượng BOD3 và H2S trong nước và trong bùn đáy ao đã giảm rõ rệt, có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa công thức thí nghiệm và công thức đối chứng và có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng, phát triển của cá rô phi nuôi thâm canh.
  7. Đã sử dụng gen pufM và gen sqr xác định nhanh sự có mặt nhóm VKTQH và khả năng xử lý sulfide của chế phẩm khi bổ sung vào ao nuôi.