Phòng Công nghệ sinh học môi trường

  • Tên phòng: Phòng Công nghệ sinh học môi trường (Environmental Biotechnology Laboratory)
  • Địa chỉ: Phòng 204 - 306 - 307, Nhà B4, Viện Công nghệ sinh học, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Trưởng phòng: PGS. TS. Lê Thị Nhi Công
  • Điện thoại: 024 37916881/ 0932360809      Fax: 024 38363144
  • E-mail: lenhicong@ibt.ac.vnlenhicong@gmail.com 

picture1

Phòng Công nghệ sinh học môi trường được thành lập ngày 24/06/2004 theo Quyết định của Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học trên cơ sở Tổ Công nghệ sinh học môi trường theo quyết định số 32/CNSH-QĐ ngày 08/06/1998. Ngay từ những ngày đầu được thành lập, Phòng Công nghệ sinh học môi trường luôn chú trọng trong việc xây dựng các hướng nghiên cứu khoa học và công nghệ, phát triển đội ngũ cán bộ khoa học, cơ sở vật chất.

Đến ngày 01/12/2011, theo quyết định số 522/QĐ-CNSH phòng đã tiếp nhận toàn bộ cán bộ và cơ sở vất chất của Phòng Quang sinh học, lấy tên chung là Phòng Công nghệ sinh học môi trường, hiện nay gồm 7 thành viên, trong đó, 1 PGS.TS. NCVC, 1 TS. NCVC, 3 TS, 2 CN.

Lãnh đạo phòng qua các thời kỳ

1998 - 2004  Trưởng phòng PGS. TS. Đặng Thị Cẩm Hà
  Phó Trưởng phòng  GS. TS. Nghiêm Ngọc Minh
1991 - 2008 Trưởng phòng Quang sinh  PGS. TSKH. Trần Văn Nhị
2004 - 2007 Trưởng phòng PGS. TS. Đặng Thị Cẩm Hà
  Phó Trưởng phòng  GS. TS. Nghiêm Ngọc Minh
2007 - 2014 Trưởng phòng  GS. TS. Nghiêm Ngọc Minh

01/12/2011    

Tiếp nhận toàn bộ cán bộ và cơ sở vật chất của Phòng Quang sinh học, lấy tên chung là Phòng CNSH môi trường theo QĐ số 522/QĐ-CNSH.

2011 - 2015 Phó Trưởng phòng  TS. Đỗ Thị Tố Uyên
2015 - 2017 Phụ trách phòng TS. Đỗ Thị Tố Uyên
  Phó Trưởng phòng  TS. Lê Thị Nhi Công
2017 - nay Trưởng phòng PGS. TS. Lê Thị Nhi Công
2017 - 2022 Phó trưởng phòng  TS. Hoàng Phương Hà

Chức năng, nhiệm vụ của Phòng

  • Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực Công nghệ sinh học môi trường
  • Triển khai và phối hợp triển khai ứng dụng công nghệ theo hướng sinh học môi trường vào sản xuất và đời sống.
  • Tham gia công tác đào tạo trong lĩnh vực công nghệ sinh học môi trường.

Đào tạo

Môn học: Vi sinh vật; Công nghệ vi sinh và Thực hành Công nghệ vi sinh; Vi sinh vật học môi trường; Sinh học; Công nghệ Sinh học; Sinh học môi trường và phát triển bền vững; Di truyền vi sinh vật; Vi sinh vật dược;

Kết quả hướng dẫn NCS/HVCH, CK2, BSNT thuộc hướng nghiên cứu.

  1. HVCH. Hồ Thanh Huyền, năm nhận bằng ThS: 2013, tên Luận văn thạc sĩ: "Nghiên cứu khả năng phân huỷ hợp chất thơm của các chủng vi khuẩn tạo màng sinh học, nhằm định hướng ứng dụng trong xử lý nước ô nhiễm dầu".
  2. HVCH. Bạch Hoàng Mi, năm nhận bằng ThS: 2014; tên Luận văn thạc sĩ: "Nghiên cứu một số chủng nấm men tạo màng sinh học (BIOFILM) có khả năng phân huỷ dầu diesel nhằm định hướng ứng dụng xử lý nước ô nhiễm dầu".
  3. HVCH. Lê Thanh Hưng, năm nhận bằng ThS: 2014; tên Luận văn thạc sĩ: "Thử nghiệm khả năng phân huỷ dầu diesel của các chủng vi khuẩn có khả năng tạo màng sinh học trên xơ dừa".
  4. HVCH. Vũ Ngọc Huy, năm nhận bằng ThS: 2016; tên Luận văn thạc sĩ: "Nghiên cứu khả năng phân huỷ dầu của một số chủng vi sinh vật tạo màng sinh học để xử lý nước thải nhiễm dầu".
  5. NCS. Đỗ Thị Liên, năm nhận bằng TS: 2017; tên Luận án: "Nghiên cứu ứng dụng vi khuẩn tía quang hợp để xử lý sulfide trong các nguồn nước ô nhiễm"
  6. NCS. Cung Thị Ngọc Mai, năm nhận bằng TS: 2018; tên Luận án: "Nghiên cứu khả năng phân huỷ hợp chất vòng thơm của các chủng vi sinh vật tạo màng sinh học phân lập tại một số địa điểm ô nhiễm dẩu ở Việt Nam".
  7. HVCH. Nguyễn Bỉnh Hiếu; năm nhận bằng ThS: 2019; tên Luận văn thạc sĩ: 'Đánh giá khả năng phân huỷ một số hydrocarbon thơm của vi khuẩn tía quang hợp tạo màng sinh học".
  8. HVCH. Phạm Thị Oanh Oanh, năm nhận bằng ThS: 2019; tên Luận văn thạc sĩ: "Đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn Pseudomonas aeruginosa trong nước uống đóng bình loại 19,5 lít".
  9. HVCH. Mai Thị Vân Khánh, năm nhận bằng ThS: 2020; tên Luận văn thạc sĩ: "Tuyển chọn và nghiên cứu các đặc tính của một số chủng vi sinh vật nhằm sản xuất phân vi sinh".
  10. HVCH. Đoàn Thị Bắc; năm nhận bằng ThS: 2020; tên Luận văn thạc sĩ: "Nghiên cứu khả năng tích luỹ Coenzym Q10 của một số chủng vi khuẩn tía quang hợp phân lập tại Việt Nam".
  11. HVCH. Đinh Thị Tuyết Vân, bảo vệ ngày 04/11/2021; tên Luận văn thạc sĩ: "Nghiên cứu cải tiến bộ chế phẩm vi sinh ELAC-GROW và HAN-PROWAY nhằm ứng dụng trong chăn nuôi gà để trứng thương phẩm".
  12. HVCH. Huỳnh Thị Hường, bảo vệ ngày 13/01/2022; tên Luận văn thạc sĩ: "Nghiên cứu tạo chế phẩm vi khuẩn tía quang hợp dạng lỏng sệt làm thức ăn cho con giống hai mảnh vỏ".
  13. HVCH. Nguyễn Tiến Đạt, bảo vệ ngày 04/11/2021; tên Luận văn thạc sĩ: "Bước đầu nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học dưới dạng symbiotic để bổ sung vào thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)".
  14. NCS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt, bảo vệ ngày 28/4/2022; tên Luận án: "Nghiên cứu khả năng phân huỷ hydrocarbon dầu mỏ của một số chủng vi khuẩn tía quang hợp tạo màng sinh học phân lập tại Việt Nam".
  15. NCS. Đỗ Văn Tuân, bảo vệ ngày 29/4/2022; tên Luận án: "Nghiên cứu khả năng phân huỷ một số thành phần Hydrocarbon có trong nước thải nhiễm dầu của màng sinh học từ vi sinh vật được gắn trên vật liệu mang".
  16. HVCH. Trần Thị Lương, bảo vệ ngày 18/5/2023, tên Luận văn thạc sĩ: "Nghiên cứu tạo chế phẩm xử lý ô nhiễm dầu bằng vi khuẩn tạo màng sinh học trên than sinh học có nguồn gốc từ trấu".
  17. HVCH. Nguyễn Tiến Đạt, bảo vệ ngày 24/7/2023, tên Luận văn thạc sĩ: "Phân lập và ứng dụng của vi sinh vật ưa ấm để xử lý nước thải dệt nhuộm".

Hợp tác quốc tế

Phòng Công nghệ sinh học môi trường đã và đang hợp tác với các Trường ĐH như ĐH Osaka, Nhật Bản; ĐH Greifswald, CHLB Đức;... Ngoài ra còn hợp tác với các GS dạy tại các trường ở Anh, Hà Lan, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Singapore, ...