Công trình Khoa học

Các hoạt động Khoa học và công nghệ:

Trong những năm qua, Phòng DTTBTV đã thực hiện  35 đề tài khoa học trong đó 20  đề tài nhánh cấp Nhà nước, 6 đề tài cấp bộ, 5 đề tài cấp cơ sở và 4 đề tài quốc tế. Hơn 100 công trình khoa học đã công bố trong đó 7 công trình đăng ở tuyển tập hội nghị và tạp chí quốc tế. Tham gia 19 hội nghị khoa học khu vực và quốc tế tại Nhật,Úc, Mỹ, Tây Ban Nha, Singapo, Thái Lan, Malaixia, Đài Loan, Philipin, Mexico,  Italy và Trung quốc với 25 báo cáo. Xuất bản 3 sách khoa học và giáo trình. Nhận 1 Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích,  1 giải nhất về công trình KH thanh niên, 1 giải thưởng Cố đô về KH&CN. 

Những kết quả nổi bật

Những kết quả thực tiễn
 
Với việc thực hiện các đề tài nhánh thuộc các đề tài Nhà nước như   KHCN.02.01, KHCN.02.01B, KC04.08, KC04.13. đã chọn được các dòng lúa kháng bệnh đạo ôn, trong đó có dòng BR12 đã được thử  nghiệm ở nhiều địa phương như  Hà Tây, Thái Nguyên, Yên Bái, Bắc Giang, Vĩnh Phúc và Hà Nội. Các kết quả thử nghiệm cũng như đánh giá ở mức độ phân tử ADN và các phân tích về sinh hoá cho thấy dòng BR12 có khả năng kháng đạo ôn và chất lượng gạo khá (Phan Thị Bảy và cs., 1998).  Đã tách được gen kháng đạo ôn từ cây lúa Tẻ tép phục vụ cho chuyển gen tạo giống lúa kháng đạo ôn (Phạm Quang Chung và cs., 2003).

Góp phần vào việc chọn tạo giống lúa có khả năng chống chịu các điều kiện bất lợi của môi trường như muối và hạn, các cán bộ của phòng đã chọn được các dòng mô lúa kháng muối cao, nghiên cứu ảnh hưởng của stress muối NaCl lên quá trình sinh trưởng và phân hoá của tế bào lúa nuôi cấy in vitro. Phát hiện tiềm năng thích ứng tự nhiên của tế bào phôi lúa đối với stress muối NaCl trong nuôi cấy in vitro dài hạn (Binh DQ. et al., 1993, 1995). Đã tạo được nhiều dòng lúa có khả năng chịu hạn bằng việc kết hợp phương pháp gây đột biến nhân tạo, nuôi cấy mô, tế bào và các phương pháp sinh học phân tử  hiện đại (Nguyen Duc Thanh et al., 2007; Lê Thị Bích Thuỷ và cs., 2007)

Để phát triển một số giống cây quan trọng như dứa, chuối, mía v.v., phòng DTTBTV đã  nghiên cứu các qui trình công nghệ để nhân nhanh các giống cây này với việc sử dụng kỹ thuật  nhân giống in vitro. Các qui trình nhân dứa, chuối và mía do phòng phát triển đều cho hệ  số nhân và tỷ lệ cây sống cao. Đặc biệt Qui trình nhân giống dứa Cayen- một giống dứa có giá trị kinh tế, rất phù hợp cho việc sản xuất và chế biến trên qui mô công nghiệp đã được cấp Bằng độc quyền  Giải pháp hữu ích (Bằng số 333 do Cục Sở hữu CN cấp).

Một hướng rất quan trọng của phòng DTTBTV là ứng dụng công nghệ tế bào vào bảo tồn và nuôi cấy tế bào thực vật để thu nhận các chất có hoạt tính sinh học. Phòng đã xây dựng được bộ sưu tập một số các cây có giá trị làm thuốc quí hiếm thu thập  từ  rừng Quốc gia Cúc Phương, và một số địa phương khác như các cây 1247D, 1029, 1310, 1445, cây Xuân hoa (Pseuderanthenum palatiferum (Nees) Radlk), Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L.), Dừa cạn (Catharanthus roseus L.), Thông đỏ (Taxus chinensis), Đơn nem (Maesa balansae Mez), Cúc gai (Silybum marianum), Thiên môn (Asparagus cochinchinensis Mezz.), Bạch Hoa xà (Hediotis diffusa  Willd) v.v. và lưu giữ chúng trong điều kiện in vitro.

Đã xác định được các môi trường nuôi cấy phù hợp cho nuôi cấy mô sẹo và tế bào dịch lỏng  ở cây Thông đỏ, phát triển qui trình nuôi cấy tế bào dịch lỏng cây Thông đỏ để thu nhận sinh khối, đã thu nhận hàng kilôgam sinh khối từ tế bào nuôi cấy. Bằng các phương pháp sắc ký bản mỏng, sắc ký lỏng cao áp và khối phổ đã xác định được trong mô nuôi cấy có chứa taxol một chất có giá trị làm thuốc chống ung thư rất hiệu quả (Nguyễn Thị Kim Lan va cs., 1997).

Đã phát triển qui trình nhân chồi cây Trinh nữ hoàng cung và cây Đơn nem. Thu nhận sinh khối thông qua nuôi cấy mô sẹo từ cây Đơn nem, định tính các nhóm chất saponin trong các mô sẹo nhận được từ cây Đơn nem (Quách Thị Liên, Nguyễn Đức Thành, 2003).

Với đề tài cấp bộ về Nghiên cứu khai thác và sử dụng một số hoạt chất sinh học từ thực  vật  và động vật phục vụ đời sống, đã xây dựng được phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H và 13C của Tetrodotoxon (TTX), bước đầu xác định được tính chất và cấu trúc của TTX từ cá nóc bằng phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân, xác định được công thức cấu tạo của TTX và thành phần của TTX bao gồm: tetrodonic acid, 5, 6, 11 tridioxy tetrodotoxin và dẫn xuất của quinazoline. Đã sản xuất được hàng vạn  liều chế phẩm LAL-Test với hoạt tính cao, hàng kilôgam khô mô taxus phục vụ cho nghiên cứu và thử nghiệm và tách chiết  một số chất hoạt tính sinh học.  Đã sử dụng chế phẩm LAL-Test tạo ra để phát hiện một số bệnh nhiễm khuẩm ở người như các khuẩn gram âm Proteus mirabilis, Salmonella typhi, Pseudomonas aeruginosa và khuẩn gram dương Micobacterium tuberculos và để phát hiện lipopolysaccaride trong dụng cụ truyền máu.

Việc nghiên cứu đa dạng di truyền nguồn tài nguyên rừng phong phú của Việt Nam trong đó có cả các loài quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng góp phần vào việc bảo tồn và phát triển nguồn gen cũng đã thu được những kết quả quan trọng (Nguyễn Thuý Hạnh và cs., 2004, 2005, 2006, Quách Thị Liên và Nguyễn Đức Thành 2004, Nguyễn Đức Thành và cs., 2005, 2007).

Hiện nay phòng tập trung vào các hướng chọn tạo giống cây trồng chịu hạn, kháng bệnh, năng suất và chất lượng như bằng chỉ thị phân tử và công nghệ gen: chịu hạn ở lúa, kháng bệnh than ở mía, kháng bệnh héo xanh ở lạc, năng suất ở ngô và mía v.v.

Những kết quả nghiên cứu cơ bản

Đây là hướng đã được phòng DTTBTV phát triển mạnh. Các đề tài trong Chương trình Khoa học cơ bản của Nhà Nước như KT04.05.02.01, KT04.5.3. 28 với mục đích cải biến di truyền lục lạp  một hướng hứa hẹn trong việc tạo ra các cây trồng có khả năng chống chịu và năng suất cao đã được hoàn thành tốt với việc tạo ra hàng  loạt  các cây thuốc lá lai tế bào chất và các cây thuốc lá chuyển gen lục lạp (Nguyen Duc Thanh, Peter Medgyesy, 1993; Nguyễn Đức Thành và cs., 1994, 1995, 1996; Nghiêm Ngọc Minh và cs., 1998, Kavanagh T.A., Thanh N.D et al., 1999). Những kết quả này mở ra triển vọng ứng dụng cho các đối tượng cây trồng khác nhằm tạo ra các giống cây quan tâm.

Các đề tài 6.5.13.98 và 642201 với nội dung phát triển và ứng dụng các kỹ thuật phân tử vào nghiên cứu đa dạng di truyền, đánh giá và phát triển giống thực vật đã thu được những kết quả hết sức có ý nghĩa về khoa học và thực tiễn. Đã  phát triển hàng loạt các công nghệ chỉ thị phân tử ADN như  RAPD, SSR, AFLP, STS và ứng dụng thành công trong việc nghiên cứu đa dạng di truyền ở lúa cạn (Nguyễn Đức Thành, Henry Nguyên, 1999; N.D. Thanh et al., 1999; Nguyen Duc Thanh, Henry Nguyen, 2000), cây thuốc (Quách Thị Liên, Nguyễn Đức Thành. 2003), đánh giá tính kháng đạo ôn (Phan Thị Bảy và cs., 2003, 2005); đánh giá khả năng chịu hạn và chất lượng gạo ở lúa (Lê Thị Bích Thuỷ và cs. 2003, 2004, Nguyễn Thị Kim Liên và cs., 2003, Nguyen Duc Thanh et al., 2008). Đã xác định được các đặc điểm phân tử để phân biệt loài Đơn nem (một cây thuốc) với một số loài đơn khác (Quách Thị Liên, Nguyễn Đức Thành, 2005). Đã phát triển được chỉ thị STSG20 để đánh giá tính chịu hạn ở lúa (Lê Thị Bích Thuỷ và cs., 2004). Với dự án do tổ chức Rockefeller (Mỹ) tài trợ lần đầu tiên ở Việt Nam, phòng DTTBTV đã thành công trong việc lập bản đồ di truyền phân tử và định vị một số locút kiểm soát tính chịu hạn ở lúa cạn Việt Nam (Nguyễn Đức Thành và cs., 1999, Nguyễn Thị Kim Liên và Nguyễn Đức Thành, 2002, Nguyễn Thị Kim Liên và cs., 2003, Nguyễn Đức Thành và cs., 2006). Đây là công trình mang tầm cỡ thế giới được thực hiện tại Việt Nam. Bản đồ di truyền phân tử được xây dựng dựa trên sự phân ly các chỉ thị phân tử  SSR và AFLP trong quần thể tự phối giữa hai giống lúa cạn Việt Nam. Bản đồ được xây dựng với 239 chỉ thị phân tử (36 chỉ thị SSR và 203 chỉ thị AFLP) phủ trên  3971,1 cM, với khoảng cách trung bình giữa các chỉ thị là 16,62 cM (Thanh et al., 2006). Một bản đồ các tính trạng số lượng (QTL) cho các tính trạng rễ liên quan đến tính chịu hạn cũng được xây dựng và đã xác định được một số vùng trong genome có chúa các locut cho tính chịu hạn. Việc xác định được các locút tính chịu hạn sẽ giúp cho việc tách các đoạn gen mã hoá cho tính chịu hạn và sử dụng chúng cho việc đánh giá và chọn giống nhờ chỉ thị phân tử.

Nhằm góp phần vào ứng dụng công nghệ gen trong phát triển giống cây trồng, phòng DTTBTV đã tập trung vào việc tách dòng một số gen quan trọng từ nguồn gen bản địa như gen kháng đạo ôn Pi-2(t) (AJ937888) và gen arC có khả năng tích lũy kim loại asen (EU884386, EU884387). Các gen kháng hạn như  ADC và ALDH cũng đang được tách dòng.

Hợp tác nghiên cứu trong và ngoài nước.

Về các đối tác trong nước phòng DTTBTV  đã hợp tác với các viện nghiên cứu như Viện Di truyền nông nghiệp, Vịên Rau quả Trung ương, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam và các địa phương trong nghiên cứu và triển khai các kết quả nghiên cứu của phòng như  Trạm Nghiên cứu kỹ thuật và trình diễn giống, Nông trường Suối Hai, Hà Tây; HTX  Cổ Nhuế, Hà Nội; Sở Nông nghiệp Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp Bắc Giang v.v.

Về hợp tác quốc tế phòng đã hợp tác với viện Sinh lý thực vật, trung tâm Sinh học Szeged, Hungary trong nghiên cứu chuyển gen lục lạp và ty thể; với đại học Kỹ thuật Texas,  Mỹ trong nghiên cứu phát triển các chỉ thị phân tử và lập bản đồ gen; với Mỹ và Bỉ trong nghiên cứu về  đa dạng sinh học và các cây có giá trị làm thuốc. Phòng đã có nhiều dự án của nước ngoài: ba dự án do tổ chức Rockefeller (Mỹ) tài trợ cho lập bản đồ liên kết phân tử ở lúa (1997-2000), dự án "Lập bản đồ các locút cho tính chịu hạn (2002-2003), dự án "Chọn lọc tính chịu hạn với sự trợ giúp của chỉ thị phân tử" (2004- 2005),  một dự án do hãng Tibotec (Bỉ)  tài trợ cho nghiên cứu phát triển và nuôi cấy mô cây Đơn nem (2000-2001). Tham gia với Hungary thực hiện một dự án do ICGEB (Tổ chức Công nghệ gen và Công nghệ sinh học thế giới) tài chợ  cho nghiên cứu chuyển gen ty thể (1993-1995). Tham gia 1 dự án với Mỹ về đa dạng  sinh học (1999-2003). Tham gia dự án "Sắc định và phối hợp các gen đột biến: Những cách tiếp cận mới đối với việc cải tiến tính chống chịu của cây trồng đối với mặn và hạn" do Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế IAEA tài trợ (từ 2005 đến nay).

Từ khi thành lập phòng đã cử 12 lượt người đi học và làm việc tại các nước Hung, Bỉ, Ý,  Đức, Pháp, Nhật và Mỹ, Hàn quốc 26 lượt người đi dự 18 hội nghị khoa học quốc tế tại các  nước Mỹ, Úc, Nhật, Malaisia, Thái Lan, Philipin, Singapo,  Đài Loan ,Tây Ban Nha, Mexico, Italy và Trung Quốc.

Danh mục các công trình đã công bố

* Công trình đăng trên tạp chí quốc tế:
  • 1. Nguyen Duc Thanh, Aniko Pay,Marvin A.Smith,Peter Medgyesy,and Laszlo Marton.1988. Intertribal chloroplast transfer by protoplast fusion between Nicotiana tabacum and Salpiglossis sinuata. Mol.Gen.Genet.,213,186-190.
  • 2. Nguyen Duc Thanh, Peter Medgyesy.1989. Limited chloroplast gene transfer via recombination overcomes plastome-genome incompatibility between Nicotiana tabacum and Solanum tuberosum. Plant Molecular Biology,12,87-93.
  • 3 . N.D. Thanh, H.G. Zheng, N.V. Dong, L.N. Trinh, M.L Ali & H.T. Nguyen. 1999. Genetics variation in root morphology and microsatellite DNA loci in upland rice (Oryza sativa L.) from Vietnam. Euphytica, 105: 43-51
  • 4 . Kavanagh T.A., Thanh N.D., Nga T.L., McGrath N., Peter S.O., Horvath E.M., Dix P.J., And Medgyesy P. 1999. Homeologus plastid DNA transformation in tabacco is mediated by multiple recombination events. Genetics 152: 1111-1122.
  • 5 . R. Chandra Babu, HE Shashidha, IM Lilley, ND Thanh, JD Ray, S Sadasivan, S Sarcarung, JC O’Toole and HT Nguyen. 2001. Variation in root penetration ability, osmotic adjustment, and hydration tolerance among accessions of rice adapted ti rainfed lowland and upland ecosystems. Plant Breed 120: 233-238
  • 6 . Duc Thanh Nguyen, Thi Kim Lien Nguyen, Quang Chung Pham, Thuy Hanh Nguyen, Quoc Trong Tran, Xuan Hai Dao, and Henry T. Nguyeen. 2004. Mapping QTLs associated with root traits related to drought resostance in Vietnamese upland rice. Proceeding of a Workshop on Resilient crops fpr water limited environments, Cuernavaca, Mexico, 24- 28/5/2004, 234-236.
  • 7 . Nguyen Duc Thanh, Nguyen Thi Kim Lien, Pham Quang Chung, Tran Quoc Trong, Le Thi Bich Thuy, and Henry Nguyen. 2006. Mapping QTLs associated with root traits related to drought resistance in Vietnamese upland rice. Asean Journal on Sci. & Tech. for Development (AJSTD) 23(4): 323-332.
  • 8. Maria Stefanie Dwiyanti, Aya Ujiie, Le Thi Bich Thuy, Tetsuya Yamada and Keisuke Kitamura. 2007. Genetic analysis of high a-tocopgerol content in soybean seeds. Breed Sci 57: 23-28.
  •  Vu Thi-Bich-Huyen, Duc-Thanh Nguyen (2014). High plant generation frequency from the immature embryo culture of inbred maize (Zea mays L.) lines. Plant Cell Biotechnology and Molecular Biology 15(1&2): 11-18
  • Yang Y, Park SY, Nguyen TT, Yu YH, Nguyen TV, Sun EG, Udeni J, Jeong MH, Pereira I, Moon C, Ha HH, Kim KK, Hur JS, Kim H (2015) Lichen Secondary Metabolite, Physciosporin, Inhibits Lung Cancer Cell Motility. PLoS One. 10(9): e0137889. doi: 10.1371
  • Thuy Ninh Nguyen, Thi Luong Tran, Duc Thanh Nguyen (2016). Agrobacterium-mediated transformation of five inbred maize lines with the Brittle 2 gene. Turk J Biol 40: 755-761
  • Thi Luong Tran, Thi Huong Ho, Duc Thanh Nguyen (2017). Overexpression of the IbOr gene from sweet potato (Ipomea batatas 'Hoang Long') in maize increases total carotenoid and β-carotene contents. Turk J Biol 41: 1003-1010
  • Seok-Jin Kang, Young-Il Park, So-Ryeon Hwang, Hee Yi, Nga Tham, Hyun-Ok Ku, Jae-Young Song and Hwan-Goo Kang (2017). Hepatic population derived from human pluripotent stem cells is effectively increased by selective removal of undifferentiated stem cells using YM155. Stem Cell Research & Therapy (2017) Apr 17 8(1):78
  • Tru Van Nguyen, Meong Cheol Shin, Kyoung Ah Min, Yongzhuo Huang, Euichaul Oh, Cheol Moon (2018). Cell-penetrating peptide-based non-invasive topical delivery systems. Journal of Pharmaceutical Investigation 48(1): 77–87.

* Công trình đăng trên tạp chí trong nước:

  • (2014). Application of induced mutation and molecular markers for developmentof drought tolerance in rice. In : NB Tomlekova, MI Kozgar and MR WaniMutagenesis: exploring novel genes and pathways. Wageningen Academic Publishers, The Netherlands: 405-431.
  • Nguyễn Đức Thành (2016). Các kỹ thuật chỉ thị DNA trong nghiên cứu đa dạng di truyền nguồn gen và chọn giống thực vật. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội (Sách chuyên khảo, 413 trang)
  • Vũ Thị Ngọc, Phạm Thị Hạnh, Lê Thị Lan Anh, Nguyễn Tiến Đạt, Lê Thị Bích Thủy (2016). Định tính định lượng Huperzine A trong cây Thạch tùng răng cưa (Huperzia serrata) ở Đà Lạt (Lâm Đồng). Tạp chí Công nghệ Sinh học 14(3):473-478
  • Nguyễn Đức Thành (2014). Các kỹ thuật chỉ thị DNA trong nghiên cứu và chọn lọc thực vật. Tạp chí Sinh học 36(3): 314-343.
  • Trần Thị Lương, Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Thùy Ninh, Nguyễn Đức Thành (2014). Chuyển gen Shrunken 2 (Sh2) mã hóa enzyme ADP-Glucose pyrophosphorase vào một số dòng ngô bằng phương pháp chuyển gen thông qua Agrobacterium tumefaciens.Tạp chí Sinh học 36(1): 99-109.
  • Hồ Thị Hương, Nguyễn Đức Thành (2014). Thiết kế vector chuyển gen mang gen Brittle 2 (Bt2) mã hóa cho ADP-Glucose pyrophosphorylase – enzyme điều hòa quá trình tổng hợp tinh bột. Tạp chí Công nghệ Sinh học 12(2): 349-354.
  • Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Thùy Ninh, Trần Thị Lương, Nguyễn Đức Thành (2014). Chuyển gen Bt2 vào mô phân sinh một số dòng ngô trồng thông qua Agrobacterium tumefaciens. Tạp chí Công nghệ Sinh học 12(4): 691-698
  • Lê Thị Bích Thủy, Ngô Thị Thùy Linh, Nguyễn Văn Trữ, Bùi Văn Thắng, Nguyễn Văn Viết (2014). Đánh giá đa dạng di truyền tập đoàn mẫu giống lạc Việt nam và nhập nội bằng chỉ thị SSR. Tạp chí Công nghệ Sinh học 12(3)507-514.
  • Đào Ngọc Quang, Lê Văn Bình, Ngô Thị Thùy Linh, Lê Thị Bích Thủy (2014).Đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen các cá thể Thông nhựa một số vùng ở miền Trung Việt Nam bằng chỉ thị RAPD. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuyên đề “Giống cây trồng vật nuôi”, tháng 12: 210-217.
  • Nguyễn Văn Viết, Nguyễn Thị Vân, Lê Thị Bích Thủy, Nguyễn Mạnh Hùng, Ngọ Văn Ngôn, Ngô Thị Thùy Linh (2014). Kết quả nghiên cứu xác định biovar và đa dạng di truyền một số isolate vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith gây bệnh héo xanh hại lạc ở một số tỉnh trồng lạc miền Bắc Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam 7: 9-12
  • Trần Thị Lương, Nguyễn Đức Thành (2015). Sự gia tăng hàm lượng tinh bột ở một số dòng ngô được chuyển gen Shrunken 2. Tạp chí Công nghệ Sinh học 13(2): 241-249
  • Nguyễn Đức Thành, Trần Thị Lương, Nguyễn Thùy Ninh, Nguyễn Thị Thu, Hồ Thị Hương, Vương Huy Minh (2015). Tạo cây ngô (Zea mays L.) gia tăng hàm lượng tinh bột và năng suất. Tạp chí Sinh học 37(4): 496-502.
  • Nguyễn Văn Viết, Nguyễn Thị Vân, Lê Thị Bích Thủy, Hà Viết Cường, Nguyễn Mạnh Hùng, Ngọ Văn Ngôn, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Xuân Thu, Ngô Thị Thùy Linh (2015). Đánh giá khả năng chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith tập đoàn giống lạc bằng lây nhiễm nhân tạo kết hợp chỉ thị phân tử SSR., Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 2: 49-56
  • Nguyễn Văn Viết, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Thị Vân, Lê Thị Bích Thủy, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Xuân Thu, Ngô Thị Thùy Linh, Ngọ Văn Ngôn, Tạ Hồng Lĩnh (2015). Kết quả nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử SSR chọn tạo giống lạc kháng bệnh héo xanh vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuyên đề “Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp”, tháng 6: 45-52
  • Tran Thi Luong, Nguyen Thuy Ninh, Nguyen Duc Thanh (2016). Cloning a lysine-rich protein gene from potato (Solanum tuberosum L.) cultivar thuong tin and construction of the expression vector. Tạp chí Sinh học 38(4): 497-504.
  • Nguyễn Thị Thu, Ngô Anh Tuấn, Vũ Thị Ngọc, Ngô Thị Thùy Linh, Vương Huy Minh, Lê Thị Bích Thủy (2017). Đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen một số dòng ngô bằng chỉ thị Microsatellite. Tạp chí Công nghệ Sinh học 15(2):251-256
  • Nguyễn Đức Thành (2017). Tăng cường giá trị dinh dưỡng của ngô bằng công nghệ sinh học. Tạp chí Sinh học 39(1): 1-4.
  • Hồ Thị Hương, Nguyễn Thùy Ninh, Nguyễn Đức Thành (2017). Tách dòng và thiết kế vector chuyển gen mang gen IbOr từ khoai lang (Impomea batatas L.) tham gia vào sự tích lũy carotenoids. Tạp chí Công nghệ Sinh học 15(2): 341-347
  • Hồ Thị Hương, Đào Thu Trang, Nguyễn Thy Ngọc, Thẩm Thị Thu Nga, Lê Thị Bích Thủy (2018). Tách dòng và thiết kế vector chuyển gen Arsc mang gen mã hóa enzyme Arsenate reductase liên quan đến khả năng hấp thụ và tích lũy Asen trong thực vật. Tạp chí Công nghệ Sinh học 16(1):1-7.